• Mạng khách hàng (home network)
Mạng khách hàng sử dụng mô hình ánh xạ dịch vụ multi-VC.
Dịch vụ IPTV được cung cấp trên các kết nối ADSL2+. Mỗi kết nối ADSL2+ đến thuê bao gồm có 2 PVC khác nhau nhằm cung cấp 2 loại dịch vụ:
- PVC 1: cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI). - PVC 2: cung cấp dịch vụ video (bao gồm cả VoD, BTV,...). Khách hàng sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau cho từng loại dịch vụ:
- Video: STB (Set-Top Box). - Internet: PC.
Kết nối ADSL2+ được kết cuối bới modem hoặc home gateway. Các thiết bị này chuyển các lưu lượng trên các PVC đến các giao diện đầu ra tương ứng kết nối với các thiết bị đầu cuối dịch vụ.
Tác giả: Hoàng Vũ Đức – Lớp CH ĐT K3 – ĐH Mở Hà Nội - 60 - Mạng truy nhập tại các khu vực khác được triển khai theo mô hình S-VLAN (Service-VLAN hay VLAN per service). Mô hình tương đương với mô hình N:1 VLAN. Nguyên tắc thực hiện mô hình này như sau:
- Mạng truy nhập tại các khu vực khác bao gồm các thiết bị mạng, các kết nối mạng từ các DSLAM đến BRAS.
- Trong mạng truy nhập cấu hình các VLAN khác nhau cho từng loại dịch vụ sẽ được cung cấp.
- Tại biên của mạng truy nhập, các lưu lượng trước khi đi vào mạng được phân loại để ánh xạ vào các VLAN dịch vụ.
Cụ thể đối với hệ thống mạng hiện tại, mô hình S-VLAN hoạt động như sau:
Tại các IP-DSLAM, mỗi cổng ADSL2+ gồm 3 PVC, mỗi PVC dành cho một dịch vụ (Internet, VoIP, video).
Tại các giao diện uplink, các PVC được ánh xạ vào các S-VLAN tương ứng với từng loại dịch vụ sử dụng phương thức đóng gói 802.1q. Các S-VLAN này bao gồm:
- HSI VLAN: VLAN dành cho dịch vụ truy nhập Internet. - VoIP VLAN: VLAN dành cho dịch vụ VoIP.
- VoD VLAN: VLAN dành cho dịch vụ VoD.
- BTV VLAN: VLAN dành cho dịch vụ truyền hình (multicast).
Tác giả: Hoàng Vũ Đức – Lớp CH ĐT K3 – ĐH Mở Hà Nội - 61 - Hình 4-5 Truy nhập đầu cuối và địa chỉ IP
Tại các switch lớp 2, access switch, cấu hình các giao diện trunk mang lưu lượng của các S-VLAN này.
Tác giả: Hoàng Vũ Đức – Lớp CH ĐT K3 – ĐH Mở Hà Nội - 62 - BRAS có nhiệm vụ kết cuối các S-VLAN và thực hiện định tuyến các gói tin đến đích mong muốn.
Các biện pháp đảm bảo QoS được áp dụng trên từng S-VLAN thông qua cấu hình 802.1p đối với các S-VLAN tương ứng. Tại BRAS, nơi kết cuối các S- VLAN, thực hiện QoS lớp 3 bằng DSCP (Diffrentiated Service Code Point). Như vậy tại BRAS cần cấu hình chuyển đổi QoS từ 802.1p của lớp 2 sang DSCP của lớp 3.
• Truy nhập đầu cuối và địa chỉ IP (xem Hình 4-5).
Đối với dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI), thuê bao thực hiện quay số PPPoE đến BRAS. BRAS cấp địa chỉ IP cho từng kết nối PPPoE, thực hiện NAT (nếu cần) và chuyển tiếp các lưu lượng ra Internet.
Đối với các dịch vụ video, địa chỉ IP được cấp phát động bằng DHCP. Tại BRAS cấu hình DHCP relay chuyển tiếp các gói tin DHCP đến DHCP server và thực hiện định tuyến các gói tin của các dịch vụ này đến đích mong muốn.