Kết quả cho thấy p-value=0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%. Do đó, bác bỏ giả thuyết Ho, mơ hình có hiện tượng tự tương quan.
Ƣớc lƣơng tác động ngẫu nhiên FGLS
Ước lượng FGLS được sử dụng để khắc phục các bệnh của mơ hình gồm hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Kết quả ước lượng FGLS như sau:
Kiểm định Chi bình phƣơng (x2
) P-value
Modified Wald 712.12 0.000
Kiểm định Thống kê F P-value
Bảng 4.9. Kết quả ƣớc lƣợng FGLS Biến Ƣớc lƣợng FGLS SIZE 0.0102 CAP 0.2570 LG -0.0112* NPL -0.0594 MLTR -0.1307*** GDP 0.3864 C 0.1609
Nguồn: Tính tốn của tác giả.
*** tương ứng với mức ý nghĩa 1%, ** tương ứng với mức ý nghĩa 5%, * tương ứng với mức ý nghĩa 10%.
Kết quả ước lượng sau khi lựa chọn mơ hình phù hợp nhất cho thấy:
Tác ộng của biến ăn rưởn c o va ến thanh khoản: LG tương quan âm với LIQ. Có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 10%, tốc độ cho vay tăng/giảm 1% thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm/tăng 1,12%..
Tác ộng của biến Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổn c o va ến thanh khoản: MLTR tương quan âm với LIQ. Có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay tăng/giảm 1% thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm/tăng 13,07%.
Các yếu tố khác: quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng
kinh tế có quan hệ đồng biến với thanh khoản, nợ xấu có quan hệ nghịch biến với thanh khoản nhưng các mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê.
4.3. Thảo luận kết quả
4.3.1. Tác động của tăng trƣởng cho vay đến thanh khoản.
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tăng trưởng cho vay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Điều này có nghĩa ngân hàng càng tăng cho vay
thì thanh khoản càng xấu đi và rủi ro thanh khoản tăng lên. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và trùng hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây.
Kết quả được lý giải bởi các khoản cho vay được xem là tài sản ít có tính thanh khoản, các khoản vay có kỳ hạn càng dài thì tính thanh khoản càng thấp. Khi ngân hàng thương mại sử dụng nguồn tiền để cho vay thì đồng nghĩa sẽ phải giảm tài sản có tính thanh khoản cao để năm giữ lượng tài sản có tính thanh khoản thấp, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn, đây là những khoản có tính thanh khoản thấp nhất nhưng đem lại lợi nhuận cao nhất.
Đồng thời, cho vay tăng sẽ làm gia tăng khoảng trống về kỳ hạn giữa tiền vay và tiền gửi, những điều này sẽ tác động xấu đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
4.3.2. Tác động của tỷ lệ cho vay trung dài hạn đến thanh khoản
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Kết quả này có nghĩa ngân hàng càng tăng cho vay trung dài hạn thì thanh khoản càng xấu đi và rủi ro thanh khoản tăng lên. Kết quả được lý giải bởi khi cho vay trung dài hạn tăng lên th các ngân hàng sẽ gia tăng việc năm giữ lượng tài sản kém thanh khoản; đồng thời, cho vay trung dài hạn càng lớn thì khoảng trống về kỳ hạn giữa tiền vay và tiền gửi càng cao, bởi ngân hàng thương mại huy động tiền gửi để cho vay, nhưng các khoản huy động thường là ngắn hạn, còn các cho vay th thường là trung dài hạn. Những điều này dẫn đến việc gia tăng cho vay trung dài hạn sẽ giảm khả năng thanh khoản của các NHTM .
4.3.3. Tác động của quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ ấu và tăng trƣởng kinh tế đến thanh khoản
Quy mô ngân hàng: Dựa theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản
và quy mơ ngân hàng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Lý giải cho kết quả này như sau:
Quy mô ngân hàng được thể hiện thong qua Logarit tổng tài sản, khi sử dụng Logarit thì chênh lệch về số liệu thực tế về tổng tài sản của các ngân hàng bị thu hẹp lại, khơng có sự chênh lệch lớn.
Đồng thời, tại Việt Nam, có thể thấy rằng mỗi ngân hàng có một chiến lược quản lý thanh khoản khác nhau, những ngân hàng thuộc nhóm lớn có cổ phần của Nhà nước là Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV là những ngân hàng lớn nhất về quy mô tổng tài sản nhưng lại khơng phải là nhóm có tỷ lệ dữ trữ thanh khoản cao nhất, tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao nhất thuộc về nhóm ngân hàng có quy mơ tài sản trung bình và trên trung b nh. Điều này có thể được lý giải ở chỗ, các ngân hàng lớn có được sự hỗ trợ lớn của Nhà nước, khả năng tiếp cận nguồn vốn thị trường liên ngân hàng cao, vị thế, uy tín ln nằm ở nhóm đầu do đó sẽ khơng có nhiều động cơ để tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao; cịn các ngân hàng có quy mơ trung bình với tỷ lệ dữ trữ thanh khoản cao nhất đều là những ngân hàng cổ phần, nhận được ít sự hỗ trợ của Nhà nước, chịu nhiều áp lực về quản lý thanh khoản đồng thời đủ khả năng và uy tín để tự duy trì khả năng thanh khoản thông qua việc huy động từ người dân, tổ chức.
Vốn chủ sở hữu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ dự trữ thanh khoản và
tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Mặc dù, theo lý thuyết thì một ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng chống chọi với rủi ro hàng tốt hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao th chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vốn chủ sở hữu khơng thể hiện được vai trị của nó. Bởi sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP, các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt được 1.000 tỉ đồng (đến 31/12/2008) và 3.000 tỉ đồng (đến 31/12/2010, sau đó được gia hạn đến 31/12/2011) đã tạo nên áp lực tăng vốn cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có quy mơ nhỏ.
Theo nghiên cứu về sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đồn kinh tế tại Việt Nam của Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, Nguyên Đức
Mậu, Nguyễn Xuân Thành Và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013) đã đưa ra nhận xét việc tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn này không xuất phát từ nhu cầu có tính chất tự thân để nâng cao tiềm lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh mà vô h nh trung đã bị “hành chính hóa”, việc tăng vốn trở thành áp lực có tính áp đặt, dẫn đến nhiều ngân hàng rơi vào t nh thế khó khăn. Cốt lõi của việc tăng vốn đó là các ngân hàng t m kiếm những nhà đầu tư chiến lược, vừa có tiềm lực tài chính, vừa am hiểu lĩnh vực ngân hàng, đồng thời có kỹ năng quản trị tốt. Nhưng lúc này, các ngân hàng với áp lực tăng vốn quá gấp rút đã buộc phải hủy bỏ hoặc tạm gác lại việc tìm kiếm những nhà đầu tư như vậy để thay bằng những nhà đầu tư nhiều tiền nhưng lại thiếu chuyên nghiệp hoặc những nhóm lợi ích vụ lợi, “muốn biến ngân hàng trở thành cổng tài chính cho các dự án đầy tham vọng và rủi ro của m nh.””
Đồng thời, áp lực tăng vốn cũng khiến cho các ngân hàng tìm cách lách luật, tăng vốn ảo bằng cách sở hữu chồng chéo với nhau. Điều này vừa làm méo mó các quy định quản lý của Ngân hàng nhà nước, vừa gây ra rủi ro cho hệ thống NHTM.
Nợ xấu: Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với thanh khoản. Quan hệ nghịch biến này được lý giải là ngân hàng sử dụng tiền gửi huy động để cho vay, nhưng khi rủi ro xảy ra, khách hàng bị vỡ nợ hoặc không trả được nợ, ngân hàng sẽ khơng địi được tiền vay, điều này làm lượng tiền mặt của ngân hàng bị giảm xuống kéo theo sự sụt giảm của tổng tài sản. Trong khi nghĩa vụ trả nợ tiền gửi khi khách hàng rút tiền vẫn cịn đó th việc khơng có luồng tiền về từ hoạt động cho vay sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi một ngân hàng bị cơng bố một tỷ lệ nợ xấu cao th đa phần tâm lí chung của người gửi tiền sẽ lo sợ và sẽ đến rút tiền của họ để gửi vào ngân hàng khác, điều này làm cho thanh khoản của ngân hàng càng trở nên giảm sút. Tuy nhiên, mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này được lý giải là số liệu nợ xấu của các NHTM công bố trên BCTC dựa theo dựa trên Chuẩn mức Kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định về phân loại nợ của NHNN, tỷ lệ này không phản ánh đúng thực tế, bởi các ngân hàng sử dụng những thủ thuật kế tốn khác nhau để
giấu bớt nợ xấu. Có nhiều tổ chức đã nghiên cứu về nợ xấu tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Moody’s, kết quả về nợ xấu của các tổ chức này công bố đều cao hơn rất nhiều so với số liệu nợ xấu của các NHTM đưa lên trên BCTC.
Tăn rưởng kinh tế: Theo kết quả nghiên cứu, tăng trưởng kinh tế có mối
quan hệ tỷ lệ thuận với thanh khoản. Tuy nhiên, mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã thực hiện mơ hình hồi quy với các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam, nguồn số liệu được lấy từ 25 NHTM Việt Nam từ 2008-2017.
Kết quả cho thấy, các yếu tố quy mô ngân hàng, quy mô tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với thanh khoản; tuy nhiên, các tác động của quy mô tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Cịn các yếu tố tăng trưởng cho vay, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay có tác động ngược chiều với thanh khoản.
Kết quả chương 4 là cơ sở để cho tác giả đưa ra kết luận và các hàm ý quản trị trong chương 5.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Từ kết quả ước lượng mơ hình và phân tích, nghiên cứu rút ra được những kết luận như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng cho vay có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản.
Nguyên nhân là khi nền kinh tế có nhu cầu vay thấp thì ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao nhiều hơn, và ngược lại, khi nhu cầu vay cao, các ngân hàng sẽ giảm nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao để tập trung vào cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận; đồng thời, cho vay tăng sẽ làm gia tăng khoảng trống về kỳ hạn giữa tiền vay và tiền gửi, những điều này sẽ tác động xấu đến thanh khoản của các NHTM.
Thứ hai, Ngân hàng gia tăng các khoản vay trung dài hạn sẽ làm giảm đi khả
năng thanh khoản. Bởi một trong hai nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản đó là sự chênh lệch về kỳ hạn giữa tiền gửi và tiền vay, cho vay trung dài hạn càng tăng thì sự chênh lệch càng lớn. Đồng thời, các khoản vay trung dài hạn mặc dù đem lại lợi nhuận cao nhưng được xem như là tài sản có tính thanh khoản kém, cho vay trung dài hạn càng tăng th thanh khoản sẽ càng giảm.
Thứ ba, các yếu tố khác như quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với thanh khoản. Tuy nhiên, các tác động này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
5.2. Khuyến nghị chính sách
5.2.1. Đối với các Ngân hàng thƣơng mại.
Thứ nhất, tập trung xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản
Các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần phải tập trung xây dựng khung chiến lược quản trị thanh khoản, để từ đó đưa ra những chính sách cụ thể về quản lí thanh khoản áp dụng cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh với những nguyên tắc và yêu cầu tối thiểu như sau:
Duy trì một lượng cần thiết tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản trong điều kiện hoạt động b nh thường và khi xuất hiện những diễn biến bất thường về thanh khoản.
Xây dựng chiến lược nguồn vốn đảm bảo đa dạng hóa về kênh huy động và cấu trúc kỳ hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn sử dụng nguồn để tăng sự ổn định của nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn từ mỗi kênh huy động được nhận dạng và giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính hợp lý của các đánh giá về khả năng huy động nguồn.
Thiết lập và kiểm soát các chỉ tiêu khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát rủi ro về thanh khoản.
Kiểm tra khả năng chống chọi khi xảy ra rủi ro thanh khoản, xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản nhằm dự kiến các biện pháp xử lý về nguồn vốn, sử dụng vốn, dòng tiền trong tương lai, đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ, cam kết và tuân thủ các chỉ tiêu khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát rủi ro về thanh khoản.
Yêu cầu tối thiểu chiến lược quản trị thanh khoản:
Quản lý thanh khoản đối với từng đơn vị kinh doanh, từng chi nhánh, từng đơn vị trực thuộc và toàn thể hệ thống.
Quản lý thanh khoản đối với tất cả các loại tiền, trong đó chú trọng đến Đồng Việt Nam và Đơ La Mỹ.
Bảo đảm theo dõi trạng thái thanh khoản được trong ngày hay nói cách khác là quản lý thanh khoản theo ngày bằng cách xác định các nguồn vốn và khả năng huy động vốn trong ngày đồng thời dự báo các diễn biến bất thường trong ngày và đưa ra được biện pháp để xử lý.
Quản lý tốt tài sản có tính thanh khoản cao thơng qua việc định giá theo giá trị thị trường và đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh khoản ở hai mức độ thị trường là: hoạt động b nh thường và có diễn biến bất thường về thanh khoản.
Quản lý nguồn vốn huy động: đảm bảo thống kê đánh giá được số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định, số dư tiền gửi khơng kỳ hạn bình quân trong thời gian tối
thiểu 30 ngày theo quy định của NHNN, các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn huy động, kỳ hạn nguồn.
Quản lý dòng tiền: sử dụng thang kỳ hạn (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) để xác định chênh lệch về dòng tiền thơng qua so sánh dịng tiền vào và dòng tiền ra, lập kế hoạch huy động/ lượng vốn thiếu hụt hoặc đầu tư/ nguồn vốn dư thừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tuân thủ các quy định của NHNN
Quản lý nguồn thanh khoản: đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản trong tương lai khi điều kiện thị trường b nh thường hoặc khó khăn về thanh khoản.