Quá trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 39 - 42)

7. Bố cục của luận văn

1.5. Quá trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam

Ở Việt Nam chính sách BHYT đã bắt đầu được triển khai từ năm 1992 theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Cho đến nay, chính sách BHYT đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung với 3 Nghị định của Chính

phủ, đã làm cho chính sách BHYT ngày càng mở rộng, phát triển và từng bước được hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta qua từng thời kỳ. Sự thay đổi chính sách BHYT thể hiện qua 3 giai đoạn lớn sau:

Giai đoạn từ tháng 8/1992 đến tháng 8/1998: Chính sách BHYT trong giai đoạn

đầu mới ra đời (Điều lệ BHYT ban hành kèm theo nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và được bổ sung bằng Nghị định 47/CP ban hành ngày 6/6/1994) quy định đối tượng tham gia BHYT bắt buộc gồm: cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hưu trí, mất sức lao động ở các khu vực hành chính sự nghiệp, người lao động khu vực sản xuất kinh doanh của nhà nước và tư nhân nếu có từ 10 lao động trở lên. Mức đóng đối với đối tượng tham gia bắt buộc được quy định là 3% mức lương và phụ cấp theo lương, trong đó người lao động đóng 1% và Nghị định số 47/1994/NĐ- CP ngày 06/6/1994 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT ban hành theo nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng; Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của chính phủ ban hành điều lệ BHYT, có hiệu lực từ tháng 10/1998; Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của chính phủ ban hành điều lệ BHYT thay thế NĐ số 58/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2005. Quy định chủ sử dụng lao động đóng 2%, các đối tượng khác tham gia BHYT tuỳ theo khả năng và nhu cầu, trên cơ sở tự nguyện. Người mua BHYT được đảm bảo quyền lợi trong KCB cả nội trú và ngoại trú và không thực hiện cùng chi trả. Tuy nhiên, với chính sách quỹ BHYT chi trả 100% cho người KCB có thẻ BHYT đã làm nảy sinh vấn đề lạm dụng quỹ và dẫn đến tình trạng bội chi quỹ BHYT trong thời gian dài.

Giai đoạn từ tháng 9/1998 đến tháng 6/2005: Trước tình hình khả năng chi trả của BHYT ngày càng khó khăn, ngày 13/8/1998, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 58/1998/NĐ-CP nhằm mở rộng chính sách BHYT, đa dạng hố các loại hình BHYT để mở rộng đối tượng tham gia BHYT. Thực hiện thanh tốn một phần chi phí đối với các trường hợp KCB theo yêu cầu hoặc tự chọn thầy thuốc, áp dụng quy định “cùng chi trả” 20% chi phí KCB đối với một số đối tượng như một biện pháp kiểm soát, chống lạm dụng quỹ BHYT. Với những quy định mới, đối tượng tham gia BHYT ngày

khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 chỉ đạt khoảng 3,38 triệu người thì đến năm 2002 đã đạt 4,39 triệu người và đến năm 2004 là 6,4 triệu người, tương đương với 50% số tham gia BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, chính sách BHYT trong giai đoạn này vẫn có một số hạn chế như: một số đối tượng thực hiện BHYT bắt buộc nhưng chưa được bổ sung vào nhóm thực hiện BHYT bắt buộc. Đối tượng tham gia BHYTTN chưa mở rộng sang nhiều đối tượng (vẫn chỉ là học sinh, sinh viên); quỹ BHYT kết dư tương đối lớn (hơn 2000 tỷ đồng vào giữa năm 2004) trong khi quyền lợi của người tham gia BHYT còn nhiều hạn chế (nhiều dịch vụ kỹ thuật cao chưa được thanh toán, khống chế trần thanh toán trong nội trú và một số hạn chế khác). Vì vậy, để tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHYT và nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức khỏe cho người dân, thì cần tiếp tục có sự thay đổi trong thực hiện chính sách BHYT trong thời gian tới.

Giai đoạn từ tháng 7/2005 đến năm 2016: Ngày 16/5/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP có hiệu từ ngày 01/7/2005 thay thế cho Nghị định số 58/1998/NĐ-CP với những nội dung quan trọng như: mở rộng nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (khoảng 20 triệu người nghèo trên cả nước đều được nhà nước cấp ngân sách để mua thẻ BHYT), quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được tăng lên đáng kể như bỏ chế độ cùng chi trả 20%, bỏ quy định mức trần thanh tốn chi phí khám chữa bệnh (KCB), trên 200 đầu thuốc được thêm vào danh mục cho phép cấp cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi nghị định số 63/2005/NĐ-CP thi hành được hơn một năm thì số lượt người đi khám, chữa bệnh trong sáu tháng đầu năm tăng nhiều dẫn đến chi phí KCB tăng trên 100%. Do vậy, hầu hết quỹ KCB BHYT tại các địa phương đều bị thâm hụt. Các bệnh viện đã phải dùng quỹ dự phịng để thanh tốn cũng khơng đủ. Theo số liệu của BHYT Việt Nam, tính đến 31/12/2006 bội chi của quỹ BHYT vào khoảng 1.500 tỷ đồng. Như vậy, sơ bộ tính tốn, đến hết năm 2006, số dư của quỹ BHYT cơ bản phải dùng hết để bù đắp số bội chi quỹ BHYT của năm 2006. Từ năm 2007, nếu khơng sửa đổi, bổ sung chính sách BHYT, thì dự kiến mỗi năm quỹ BHYT bị thâm hụt khoảng 2.000 tỷ đồng (Lê Kim Nguyệt, 2010).

Như vậy, có thể thấy q trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn chính và đang từng bước được hoàn thiện. Sự phát triển và hoàn

thiện của BHYT Việt Nam, cũng đồng thời góp phần phát triển BHYT tồn dân nói chung và trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)