Lâu dài - Xây dựng được vùng trồng đào tập chung, chuyên nghiệp được nhiều người biết đền
- Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cộng đồng giầu mạnh.
- Đảm bảo môi trường trong sạch trường trong sạch cho người dân.
9.2 Rủi ro của dự án
Loại rủi ro Mức độ Hướng khắc phục
Sương muối
Bão gió
Trời quá rét cây không ra hoa được
Trời nắng, ấm cây nở hoa sớm
Thấp
Cao
Cao
Cao
Chùm cây bằng các mảnh áo mưa khi đêm hoặc sáng sớm Đóng cọc, dùng dây nilông buộc chặt thân cây vào cọc
Dùng áo mưa chùm kín cây để tránh gió lạnh, tích cực bón phân, tưới nước và phun thuốc kích hoa nở
Dùng áo mưa đen che cây theo hướng mặt trời chiếu
9.3: Phân tích độ nhạy của dự án
Giá đầu vào Giá đầu ra Lợi nhuận
Tăng 1% Đứng yên + Tăng 5% Đứng yên + Tăng 10% Đứng yên + Tăng 15% Đứng yên + Tăng 20% Đứng yên - Tăng 1% Giảm + Tăng 5% Giảm + Tăng 10% Giảm - Đứng yên Giảm + Đứng yên Giảm + Đứng yên Giảm -
Phần 10: Dự kiến các giá trị kinh tế từ dựán
Tổng kinh phí má dự án bỏ ra là: 415,9 triệu đồng,theo giá đào của năm 2008 thì cứ 1 ha đào trung bình cho thu nhập 195 triệu đồng. Dự kiến diễn tích trồng đào của dự án là 91,04 ha, tương ứng với thu nhập là 18005 triệu đồng. Như vậy sau khi trừ chi phí thì giá trị kinh tế thu được của dự án là 17589 triệu đồng
Dự án đã tạo việc làm cho các hộ dân ỏ trong xã, giúp họ nâng cao thu nhập.
Bên cạnh đó thì dự án cũng xây dựng và phát triển được hệ thống thuỷ lợi kiên cố cho địa phương
Phần 11: Kết luận
Tính logic:
Cổ Lễ - một xã thuộc huyện Trực Ninh – Nam Định có diện tích đất nông nghiệp nhỏ và đang bị thu hẹp dần cả về tổng diện tích cũng như phần diện tích đất trên đầu người do dân số tăng nhanh một phần đất nông nghiệp được chuyển làm đất thổ cư, đất xây dựng các công trình khác.
Trình độ lao động nơi đây còn hạn chế, chỉ một phần nhỏ người dân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ còn hầu hết là lao động nông nghiệp mà nông nghiệp gắn với cây lúa vẫn là chủ yếu. Vì vậy thực trạng người dân nơi đây thiếu việc làm lúc nông nhàn và có thu nhập thấp đã và đang diễn ra từ lâu. Không có việc làm người dân phải lên các thành phố lớn để làm thuê, buông bán nhỏ kiếm thêm thu nhập, nhưng những công việc nơi đất khách này vừa khiến người dân phải xa nhà, lại bếp bênh, thu nhập có khá hơn làm nông nhưng khi trừ các khoản chi phí thuê nhà, ăn uống, tàu xe… thì còn lại chẳng là bao. Mặt khác, một số người, đặc biệt là trong bộ
phận thanh thiếu niên đi làm xa nhà như cờ bạc, trích hút … đã làm đảo lộn cuộc sống người dân nơi đây.
Một số hộ trong xã đã tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình bằng cách chuyển sang trồng đào và đã cho kết quả đáng khả quan (đào cần nhiều lao động và cho thu nhập cao hơn lúa) nhưng vẫn còn hạn chế (do diện tích ít, giá thấp, chi phí lại cao)
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng được con người quan tâm.Vì vậy mà phong trào chơi hoa cây cảnh ngày càng thịnh hành. Đối với các loại cây cảnh khác để bán có giá thì mất rất nhiều thời gian (từ 5- 7 năm ), mặt khác nó chỉ thịnh hành trong một thời gian nhất định và cạnh đó cũng có vùng trồng đào nổi tiếng cả nước đó là Nam Điền, ta khó cạnh tranh nổi. Còn Đào là một trong 2 loại cây cảnh không thể thiếu trong ngày tết của người dân Miền Bắc, trồng đào chỉ sau 1 năm là đã có thể cho thu nhập hơn nữa trong tình chưa có vùng trồng đào nào “có tiếng”. Cổ Lễ là vị trí nhận được nhiều ánh sáng có đất đai màu mỡ, khí hậu thời tiết 4 mùa rõ rệt, có một mùa đông lạnh, rất phù hợp với yêu cầu ngoại cảnh của cây Đào.
Với những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng, những tiềm năng mà cộng đồng có được thì phát triển một Dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ đào tết ở xã Cổ Lễ tôi đề xuất là cần thiết và rất khả quan.
Dự án được xây dựng trên trình tự hợp lý:
Phân tích bối cảnh cộng đồng→Phân tích khó khăn, xây dựng các khó khăn → Phân tích mục tiêu, xây dựng những mục tiêu→ Dự kiến đầu ra mong đợi →Lập phương án hoạt đồng, chọn lựa hoạt động→ Lựa chọn đầu vào tối ưu.
Tính khả thi:
Về kỹ thuật: Những yêu kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện dự án như: đào ao, tu bổ kênh mương, mở lớp nâng cao trình độ canh tác… không phức tạp, dễ thực hiện.
Về xã hội: Dự án phù hợp với xu hướng sản xuất của người dân, giải quyết được nhu cầu, nguyện vọng tăng thêm việc làm và thu nhập của họ nên sẽ nhận được sự hưởng ứng và nhiều sự đóng góp từ cộng đồng địa phương.
Dự án được thực hiện sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho người dân tại chính quê hương họ, lượng người phải đi làm ăn xa giảm, kéo theo đó là sự ổn định về đời sống văn hoá xã hội của người dân nơi đây.
Về môi trường: Không những dự án lạo vét kênh mương làm khai thông dòng chảy cải tạo môi trường nước ăn (nước ngầm vào giếng) và nước canh tác cho nhân dân mà về lâu dài nó sẽ làm giảm các tác động xấu của canh tác nông nghiệp đến môi trường đất, nước…do lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây đào ít hơn cây lúa rất nhiều, và bón phân, phun thuốc cho đào thì bón trược tiếp vào gốc, phun trực tiếp lên cây chứ không phun tràn lan cả vào ruộng, đất, nước như lúa
Về kinh tế: Đào là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần trồng lúa.
Dự án thực hiện sẽ biến nhiều diện tích canh tác lãng phí, không hiệu quả như: vườn cây ăn quả cho ít thu nhập, ruộng lúa úng lụt quanh năm không cho năng suất, thành những vườn đào, ao cá đáng tiền, góp phần nâng cao thu nhập, cuộc sống của người dân nơi đây.