Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn htiện quy trình thu thuế XNK trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan (Trang 38 - 45)

- Khu vức có vốn đầu tư nước ngoà

3.2.4.Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn htiện quy trình thu thuế XNK trong thời gian tới.

Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu.

3.2.4.Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn htiện quy trình thu thuế XNK trong thời gian tới.

trong thời gian tới.

* Về quy trình chung:

Quy trình mới với các bước công việc đã hợp lý hơn so với quy trình cũ do đã giảm bớt được khối lượng các bước. Nhưng cần có những văn bản cụ thể quy định loại hàng hoá nào thì do một Bộ thống nhất quản lý, tránh nhiều Bộ quản lý cùng một mặt hàng gây chậm trễ trong thông quan hàng hoá.

Bên cạnh đó cũng cần ban hành thêm quy trình nghiệp vụ hướng dẫn mở tờ khai phục vụ cho hàng chuyển khẩu để phục vụ riêng cho hàng chuyển khẩu không làm thủ tục nhập vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khỏi Việt Nam mà hải quan vẫn phải mở tờ khai.

- Về thời điểm ra thông báo thuế: Vấn đề này đã được bàn theo nhiều hướng là cố gắng để chỉ phải thông báo thuế một lần. Trước đây đã từng có quy định thông báo thuế khi đăng ký tờ khai và sau đó lại sửa lại là thông báo thuế sau kiểm hoá. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề ra thông báo thuế sau khi có kiểm tra thực tế hàng hoá không phải trường hợp nào cũng phù hợp thì giải pháp trước mắt là doanh nghiệp vẫn tự kê khai tính thuế, cán bộ hải quan ra thông báo thuế nhưng chưa thu tiền ngay mà đợi kết quả kiểm hoá xong mới thu tiền.

- Về mẫu tờ khai cho các loại hình hàng hoá khác: Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về tờ khai HQ 2002. Vì tờ khai này áp dụng cho tất cả các loại hình XNK nên đối với loại hình không có nội dung nào thì không yêu cầu khai nội dung đó (ví dụ: kho ngoại quan, quá cảnh không có thuế thì không yêu cầu khai về thuế). Riêng hàng hoá của cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân (hàng của cơ quan ngoại giao, hàng quà biếu...) thì dùng tờ khai phi mậu dịch. Tờ khai phi mậu dịch hiện hành về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu quản lý, nhưng cũng nên sửa lại một số tiêu chí.

Riêng đối với tờ khai xuất khẩu HQ 2002 thì Cục KTTT cần nghiên cứu tham khảo thêm ý kiến của các địa phương để bổ sung thêm mục “ tên, ký hiệu phương tiện vận tải” để tiện cho doanh nghiệp trong khi khai báo.

- Về việc đăng ký tờ khai:

 Đối việc đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục ngoài cửa khẩu nhưng không do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu kiểm tra thực tế mà do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện thì nên điều chỉnh theo hướng sau:

+ Nếu thực tế hàng hoá không có sai lệch giữa khai báo của chủ hàng và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” vào ô số 38 và quyết định việc thông quan cho lô hàng.

+ Nếu có sự sai lệch giữa khai báo của chủ hàng và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá thì Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập xác nhận kết quả kiểm tra thực tế, giải phóng lô hàng (trường hợp sai lệch dẫn đến một phần hoặc toàn bộ lô hàng không được nhập khẩu thì lập biên bản xử lý theo quy định, chỉ giải phóng số hàng đúng khai báo), chưa xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan”, chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ra quyết định điều chỉnh thuế, sau đó mới xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” vào ô số 38.

 Đối với việc ghi kết quả giám định vào tờ khai hải quan mặt hàng miễn kiểm tra thực tế thì nên giao cho bộ phận nào quyết định thông quan thì bộ phận đó ghi kết quả giám định như vậy sẽ chính xác và thuận tiện hơn trong khâu ra quyết định hình thức và tỉ lệ kiểm tra.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Luật Hải quan thì hàng chờ kết quả giám định được thông quan khi đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Quy định này khó thực hiện nếu không có quy định cụ thể (trường hợp do quy mô hàng lớn, có trường hợp do loại hàng doanh nghiệp phải đưa vào sản xuất ngay, hoặc đưa về tỉnh xa...thì thực hiện niêm phong như thế nào?)

Cách giải quyết có thể chia theo 2 hướng sau:

+ Nếu hàng hoá giám định để xác định số thuế phải nộp (mã số hàng hoá, khối lượng hàng hoá hoặc chất lượng hàng hoá...) thì được thông quan ngay mà không cần chờ kết quả giám định. Tuy nhiên Hải quan chỉ xác nhận thông quan vào tờ khai hải quan khi có kết quả giám định.

+ Nếu giám định để xác định xem hàng hoá có được nhập khẩu hay không thì chủ hàng chỉ được đưa hàng về bảo quản nếu đáp ứng yêu cầu giám sát của Hải quan (cụ thể là niêm phong) cho đến khi có kết quả giám định đúng như quy định. Tuy nhiên đây vẫn sẽ là một khó khăn khi áp dụng vì có một số mặt hàng tuy thuộc loại hàng hải quan không thể xác định bằng kiểm tra thủ công nhưng lại là mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu thường xuyên (ví dụ như hoá chất trong sản xuất Dự án giày...) nếu lần nào cũng giám định thì doanh nghiệp sẽ phản ứng và cũng không nhất thiết phải làm như vậy. Để giải quyết vướng mắc này, đề nghị áp dụng theo cách: nếu mặt hàng đã được giám định một số lần rồi và đều được nhập khẩu thì các lần sau đó không yêu cầu phải giám định. Để tránh bị lợi dụng thì có thể thực hiện giám định đột xuất.

Đề nghị thành lập hệ thống giám định Nhà nước về Hải quan bao gồm các Trung tâm Giám định, Phòng Giám định đặt tại các cửa khẩu quốc tế thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

 Bên cạnh đó đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép áp dụng hình thức khai báo một lần với lượng hàng lớn xuất nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ đến hải quan để mở tờ khai xuất nhập khẩu cho cả một hợp đồng hoặc một số hàng nhất định. Tờ khai đã đăng ký có giá trị thực hiện việc giao nhận hàng nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định. Khai báo một lần nhằm mục đích đơn giản hoá thủ tục hải quan, tiết kiệm thời gian, chi phí, giấy tờ của doanh nghiệp cũng như của Hải quan đồng thời đảm bảo nguyên tắc cơ bản của thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu. Như vậy có thể áp dụng hình thức khai báo 1 lần đối với các loại hàng như: hàng xuất nhập khẩu không chịu thuế và có thuế suất 0%, hàng được miễn htuế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vào khu chế xuất, hàng xuất khẩu tại chỗ, hàng gia công xuất khẩu.

- Về việc nhập dữ liệu cho tờ khai hải quan: Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ Hải quan. Đưa công nghệ thông tin vào để thay thế cho công đoạn thủ công. Hình thức giao dịch thương mại qua mạng lưới điện tử

hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong ngành Hải quan góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho cán bộ trong ngành. Những vấn đề liên quan đến ứng dụng máy tính điện tử ngày càng trở nên phức tạp. Đôi khi tờ khai hải quan có quá nhiều dữ liệu, nếu không nắm vững nghiệp vụ thì sẽ chậm trễ trong việc khai báo cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Về nhiệm vụ của công chức Hải quan: Việc quy định 01 công chức thực hiện việc kiểm tra tính thuế chỉ nên xét trong quan hệ tiếp xúc trực tiếp với chủ hàng, còn khối lượng công việc thì có thể do 02 cán bộ thực hiện.

- Về việc quyết định hình thức, tỉ lệ kiểm tra hàng hoá- Việc kiểm tra thực tế hàng hoá và kiểm tra tính thuế:

 Để tăng tỉ lệ miễn kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình giải quyết thủ tục cho hàng xuất nhập khẩu thì việc xây dựng được mạng lưới thông tin rộng, tìm hiểu rõ “lai lịch” của doanh nghiệp cũng như xuất xứ, hành trình của các chuyến hàng cần thực hiện một cách triệt để. Hệ thống thông tin cần được xây dựng trên cơ chế hợp tác với Hải quan và các cơ quan chức năng ở nước ngoài, các cơ quan chức năng ở trong nước. Khi cần thiết Hải quan có thể nắm vững và kịp thời thông tin về mặt hàng đó, phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ hoặc phải kiểm tra xác suất vào từng thời điểm.

Trường hợp phát hiện ra sai phạm, phải lập biên bản các nghi vấn thì chưa cho giải phóng hàng mà phải tiến hành kiểm tra ngay, nếu có vi phạm thực sự thì đình chỉ ngay việc làm thủ tục hải quan và chuyển đến các bộ phận có trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm.

 Về trường hợp hàng lấy mẫu gia công thuộc diện miễn kiểm tra: Trong trường hợp hàng gia công cần lấy mẫu để đơn giản cho doanh nghiệp cũng như giảm nhẹ công việc cho cán bộ hải quan thì nên quy định Chi cục trưởng Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định việc lấy mẫu, Hải quan cửa khẩu thực hiện lấy mẫu, niêm phong và giao cho chủ hàng.

 Đối với hàng xuất khẩu thuộc diện miễn kiểm tra phải niêm phong: Cần trưng cầu ý kiến của các địa phương, nếu hầu hết các địa phương yêu cầu không niêm phong để thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu thì đề nghị sửa theo hướng này.

 Việc kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất đối với hàng thuộc diện miễn kiểm tra: nên thực hiện cách kiểm tra này nhưng phải thận trọng và không được tuỳ tiện. Muốn vậy Cục Kiểm tra thu thuế cần phối hợp với Cục Giám sát quản lý để ban hành những văn bản nhằm tạo điều kiện cho đơn vị cơ sở yên tâm áp dụng.

Về tỉ giá tính thuế trên tờ khai: Đề nghị khi khai báo, nên theo tỉ giá thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để doanh nghiệp dễ lập tờ khai, thay vì theo tỉ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; hoặc theo tỉ giá ngày hôm trước của ngày mở tờ khai để doanh nghiệp chủ động thông tin về giá. Cụ thể:

Về giá tính thuế: Nên tính theo giá nguyên tệ ở tất cả các bước kể cả khi phân bổ phí bảo hiểm và phí vận chuyển, sau đó mới lấy tổng đơn giá quy đổi ra nội tệ để tránh tình trạng sai số quá lớn do việc phân bổ và quy đổi.

Cần nới lỏng thẩm quyền xây dựng giá đối với những mặt hàng thuộc Nhà nước quản lý. Nên cho phép các cửa khẩu xây dựng giá tính thuế, giải phóng hàng nhanh chóng, không gây ách tắc tại cửa khẩu sau đó báo cáo cho Tổng cục Hải quan theo quy định.

Giá tính thuế nên quản lý theo hiệp định chung về tính thuế quan thương mại. Khi xác định trị giá hàng nhập khẩu phải căn cứ 3 nguyên tắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

\ Căn cứ vào giá trị thực tế của hàng hoá;

\ Không căn cứ vào trị giá của hàng hoá được sản xuất tại nước nhập khẩu hay trị giá hư cấu áp đặt;

\ Phải là giá mà với mức giá đó hàng hoá hoặc hàng hoá tương tự bán trong kỳ kinh doanh bình thường với các điều kiệncạnh tranh không hạn chế.

Đề nghị Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu thành lập những bộ phận chuyên thu thập thông tin về giá cả hàng hoá bằng nhiều cách như kiểm tra, theo dõi tờ khai của người xuất khẩu; nắm bắt kịp thời các thông tin trên tạp chí chuyên sâu về gí cả, các bản tin giá cả, các thông tin từ ngành sản xuất...

Bên cạnh đó có thể mở rộng diện áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng. Để thực hiện tốt biện pháp này thì chính sách thuế cần phải thay đổi và điều chỉnh nhiều, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành những văn bản liên quan để doanh nghiệp biết mà thực hiện.

Một số kiến nghị khác

- Ngân hàng nên phối hợp với Hải quan chống nợ đọng thuế bằng cách: Ngân hàng nên bảo lãnh số nợ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở tài khoản giao dịch. Trường hợp tài khoản giao dịch của doanh nghiệp không có đủ hoặc số dư không đủ thanh toán tiền thuế thì Ngân hàng phải thông báo kịp thời cho Hải quan để có biện pháp xử lý.

Nếu xảy ra trường hợp nợ đọng thuế thì việc đối chiếu nợ thuế của doanh nghiệp nên thực hiện sau khi mở tờ khai hoặc có biện pháp xử lý nghiêm minh với những doanh nghiệp liên tiếp nợ đọng thuế.

- Về chứng nhận xuất xứ (C/O): Đối với những mặt hàng có tính chất đặc thù như phụ tùng, linh kiện lắp ráp... không có C/O thì chỉ cần căn cứ vào giấy chứng nhận chất lượng của các tổ chức hiệp hội để tính thuế ưu đãi.

Trường hợp có thuế suất 0% hoặc hàng hoá bán tại các cửa hàng kinh doanh miễn thuế, do các mặt hàng này có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước khác nhau vì vậy doanh nghiệp không có khả năng nộp đủ C/O, đề nghị nên bỏ thủ tục xuất trình C/O đối với những mặt hàng trên.

- Riêng đối với bưu phẩm, hàng hoá XK, NK gửi qua bưu chính và vật phẩm, hàng hoá XK, NK gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thì thuế suất nên sửa đổi theo hướng chia làm hai loại: có thuế và không có thuế để đơn giản cho loại hàng hoá không thuế (phần lớn).

- Theo quy trình thì doanh nghiệp tự tính thuế, công chức kiểm tra thực tế hàng hoá, tính thuế và ra thông báo thuế, sau đó Lãnh đạo đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hoásẽ kiểm tra tính thuế một lần nữa như vậy liệu có làm thời gian giải phóng hàng chậm? Nên chăng, để kết hợp, doanh nghiệp có thể ghi luôn thông báo thuế, đội thuế kiểm tra và xác nhận.

Trên đây là những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhậpkhẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế Tổng cục Hải quan.

Kết luận

Sau hơn một thập kỷ thực hiện cải cách kinh tế, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận và đang đứng trước ngưỡng cửa của một giai đoạn phát triển mới-giai đoạn phát huy nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Hải quan ngày một lớn mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại trong thời kỳ mở cửa. Bằng sự nỗ lực phấn đấu và không ngừng đổi mới trong công tác quản lý, cải tiến thủ tục hải quan, ngành Hải quan tự khẳng định vai trò là “người gác cửa” góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu.

Cải tiến quy trình thu thuế là một trong những kết quả đáng ghi nhận về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cơ chế thu thuế mới có thực hiện tốt hay không đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp có liên quan. Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình, Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quy trình thu thuế mới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những khiếm khuyết. Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan đang từng bước khắc phục để công tác quản lý thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một hiệu quả hơn.

Để hoàn thiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của các thầy, các cô trong bộ môn Thuế Nhà nước, đặc biệt là Thạc sĩ Lý Phương Duyên- người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú và các anh chị làm việc tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan đã giúp đỡ và hết sức tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại đây, để em có thể hoàn thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan (Trang 38 - 45)