Đặc điểm lao động trong ngành dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương việt nam (VINATRANS) đến năm 2025 (Trang 31 - 34)

2.7.1 Tiêu chuẩn của doanh nghiệp đối với nhân lực logistics

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam (2018), khi tuyển dụng nhân lực logistics, các doanh nghiệp Việt Nam thường đưa ra các tiêu chuẩn về bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ tin học, vv..Dữ liệu khảo sát cho thấy, các tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế đều có độ quan trong lớn hơn 4.5 điểm (thang điểm 5) đối với cả nhân lực ở cấp Quản trị, quản lý chuyên gia và cấp điều phối và cấp điều phối giám sát , kỹ thuật nghiệp vụ. Tiêu chuẩn về kỹ năng ngoại ngữ, tin học cũng cao gần 4 điểm đối với nhân sự ở cấp quản trị, quản lý chuyên gia và thấp hơn đối với nhân sự ở cấp điều phối giám sát, kỹ thuật nghiệp vụ (dưới 3.5 điểm). u cầu về bằng cấp chun mơn có độ quan trọng thấp nhất đối với nhân sự cấp điều phối giám sát và kỹ thuật nghiệp vụ (dưới 3 điểm) và cao hơn 3.59 điểm đối với nhân sự ở cấp quản trị, quản lý chuyên gia. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam thường nhấn mạnh đến năng lực thực tế của ứng viên hơn là các tiêu chuẩn về bằng cấp khi tuyển dụng nhân lực logistics. Từ đó có thể thấy rằng, các cơ sở đào tạo cần hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học viên, tạo điều kiện để họ được tiếp cận mơi trường thực tế ngay trong q trình đào tạo. Có như thế, sau khi tốt nghiệp, nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo mới đảm bảo được những yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

Hình 2.4: Tiêu chuẩn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân lực logistics

2.7.2 Đánh giá về nhân lực logistics của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam (2018), kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp đối với nhân lực logistics ở cấp quản trị và cấp quản ly, chuyên gia trên các tiêu chí về tinh thần trách nhiệm với cơng việc, khả năng giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp, năng lực lãnh đạo là tương đối tốt với tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp lựa chọn ở mức tốt và rất tốt khá cao (trong khoảng từ 25% đến 63%). Tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng anh) của nhân lực cấp quản trị và quản lý, chuyên gia đang là một rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong điều kiện mở rộng các chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay. Khả năng lập kế hoạch, thiết kế và phát triển hệ thống logistics của nhân lực cấp quản trị, quản lý, chuyên gia cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá ở mức kém và rất kém lên tới 56.8%. Nhân lực logistics ở cấp điều phối, giám sát và cấp kỹ thuật nghiệp vụ, các kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến tác nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng làm việc nhóm là những hạn chế lớn nhất hiện nay với tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá ở mức kém và rất kém lên tới 60%. Kỹ năng giao tiếp của nhóm nhân lực này cũng bị đánh giá ở mức trung bình (42.3%).

Hình 2.5: Đánh giá của doanh nghiệp về nhân lực logistics ở cấp quản trị, cấp quản lý, chuyên gia

Hình 2.6: Đánh giá của doanh nghiệp về nhân lực logistics ở cấp điều phối, giám sát và cấp kỹ thuật, nghiệp vụ

(Nguồn: Kết quả khảo sát của ban biên tập Báo cáo logistics Việt Nam 2018)

2.8 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả thu hút ứng viên trong tuyển dụng 2.8.1 Mơ hình của Sangeetha K. (2010)

Nghiên cứu của Sangeetha K. (2010) với đề tài: “Khung tuyển dụng hiệu quả”

(Effective recruitment: A framework). Nghiên cứu này để cập đến kịch bản kinh doanh

thay đổi và săn lùng tài năng mạnh mẽ, nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược tuyển dụng mới.Trong bối cảnh này, tầm quan trọng của nhân sự trong bất kỳ tổ chức nào đã trở nên khó khăn. Tác động mạnh mẽ của nó đến lợi nhuận đầu tư và thành cơng của công ty trên thị trường đã nhấn mạnh đáng kể vào hiệu quả chiến lược tuyển dụng từ quan điểm cá nhân, tổ chức và xã hội dẫn đến tăng lợi nhuận đầu tư và khả năng kinh tế của tổ chức. Tóm lại, chiến lược tuyển dụng hiệu quả dẫn đến việc phát triển và thu hút một lực lượng lao động tận tụy có tài năng và quyền lực tối cao dẫn đến việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và thành công kinh doanh khơng thể so sánh trên thị trường.

Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Sangeetha K. (2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương việt nam (VINATRANS) đến năm 2025 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)