CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.2 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây
2.2.2 Tổng quan về các nghiên cứu ở trong nước
Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016) thực hiện nghiên cứu “Tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khoán TP.HCM” với 29 doanh nghiệp được chọn đại diện cho bốn
ngành, Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016) chọn sáu doanh nghiệp cho ngành dược phẩm, sáu doanh nghiệp cho ngành thép, chín doanh nghiệp cho ngành thực phẩm và tám doanh nghiệp cho ngành thủy sản trong giai đoạn 2010- 2014 bằng phương pháp SPSS cho 145 mẫu trong đó ngành dược và ngành thép là 30 mẫu, ngành thực phẩm là 45 mẫu và ngành thủy sản là 40 mẫu với mơ hình nghiên cứu:
Y (ROA) = B0 + B1(CA/TA) + B2(CCC) + B3(ACP) + B4(DPO) + B5(DIH) + B6(K)+ B7(D/A) + B8(CL/TA) + B9(Ln_S)
Trong đó, ROA là tỷ suất sinh lợi trên tài sản (lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản), ACP là ngày thu tiền bình quân (Phải thu khách hàng/Doanh thu bình quân ngày),…Kết quả nghiên cứu cho rằng, mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và ROA có mối quan hệ với nhau nhưng giữa các ngành khác nhau sẽ có mức tác đợng
khác nhau. Bài nghiên cứu còn kết luận cho ngành thủy sản là không nên tăng số ngày thu tiền bình quân (ACP).
Nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng
chứng thực nghiệm ở Việt Nam”, được tiến hành cho 208 cơng ty phi tài chính niêm
yết trên hai sàn giao dịch chứng khốn là TP.HCM (HOSE) và Hà Nợi (HNX) từ năm 2006 đến 2012 bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (pooled OLS), mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) với mơ hình nghiên cứu:
GOP = B0 + B1(RPit) + B2(SIZEit) + B3(LEVit) + B4(FARit) + B5(CRit) + ε (1) GOP = B0 + B1(IPit) + B2(SIZEit) + B3(LEVit) + B4(FARit) + B5(CRit) + ε (2) GOP = B0 + B1(PPit) + B2(SIZEit) + B3(LEVit) + B4(FARit) + B5(CRit) + ε (3) GOP = B0 + B1(CCCit) + B2(SIZEit) + B3(LEVit) + B4(FARit) + B5(CRit) + ε (4)
Trong đó, GOP là tỷ lệ lợi nhuận gộp (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán/Tổng tài sản – tài sản tài chính), RP là kỳ thu tiền ((Khoản phải thu/Doanh thu thuần) x 365) để đo lường các khoản phải thu, …Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ thu tiền (RP) có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ lợi nhuận hoạt đợng (GOP), điều này có hàm ý doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận của cơng ty thì phải rút ngắn kỳ thu tiền.
Đồng thời, Hồ Văn Hiệp (2017) đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích tác động
của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” với dữ liệu được thu thập từ
báo cáo tài chính của 85 cơng ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2012-2014 bằng phương pháp FEM và REM với biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (NOP); các biến độc lập là hệ số vòng quay phải thu (ACP) dùng để đo lượng khoản phải thu là một trong
những biến của vốn lưu động,…Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn tăng khả năng sinh lợi thì phải tăng cường quản trị các khoản phải thu của khách hàng.