Một số thành tựu khác

Một phần của tài liệu những thành tựu trong cấy ghép mô, cơ quan và các vấn đề xã hội có liên quan (Trang 26 - 27)

* Ghép não: cho đến nay việc ghép não mới chỉ được thực hiện trên chuột và

thỏ. Não mang ghép là não ở giai đoạn phôi, tế bào não chưa biệt hóa vì tế bào thần kinh không có khả năng sinh sản. Về lý thuyết, ghép não làm thay đổi bộ óc người nhận nên đây còn là vấn đề đang được tranh luận. Mặt khác não đem cấy được lấy ở giai đoạn phôi cũng là một trở ngại lớn về mặt đạo đức.

* Cấy ghép dạ con: Ca cấy ghép dạ con đầu tiên trên thế giới cho một phụ nữ 26 tuổi được nhóm chuyên gia A-rập Xê- út thực hiện vào năm 2002. Do bị nghẽn mạch máu, các bác sĩ buộc phải tháo bỏ dạ con sau 3 tháng cấy ghép. Ứng cử viên thích hợp cho việc cấy ghép gồm cả những người phụ nữ bẩm sinh không có dạ con, phụ nữ có mô dị thường ở cơ quan sinh sản (còn gọi là lạc nội mạc tử cung) và những phụ nữ bị u xơ tử cung muốn sinh con.

Những người hiến tặng các bộ phận cơ thể cũng sẽ được hỏi để hiến tặng cả dạ con. Một cái dạ con có thể sống được trong vòng 12 tiếng. Do đó người nhận phải sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật khi sự phục hồi của dạ con bắt đầu. Người được ghép dạ con cần được ổn định nhờ dùng thuốc chống đào thải ít nhất 3 tháng trước khi muốn có thai và mang thai bằng cách cấy phôi. Đứa trẻ sẽ được sinh ra bằng thủ thuật mở tử cung để tránh những nguy hiểm khác ảnh hưởng đến dạ con được cấy ghép. Sau khi sinh hoặc sau 2 năm cấy ghép, nếu không mang thai thì dạ con được cấy ghép sẽ bị cắt bỏ để giảm thiểu những nguy hiểm của thuốc chống đào thải đối với người phụ nữ. Những phụ nữ muốn được cấy ghép dạ con cũng phải cam kết rằng họ đã thử tất cả các biện pháp chữa vô sinh khác nhưng không thành công và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong cuộc phẫu thuật.

* Ghép mô buồng trứng: năm 2004, một phụ nữ may mắn 32 tuổi đã mang thai sau khi được cấy ghép. Mô buồng trứng được giữ đông lạnh trước khi cô trải qua điều trị bệnh ung thư. Bà mẹ may mắn hiện mang thai và sinh được một bé gái. Đây là nỗ lực của các nhà khoa học đến từ Đại học Catholique de Louvain, Bỉ. Họ đã làm được điều mà chưa một nhóm nghiên cứu nào trên thế giới trong lĩnh vực cấy ghép mô buồng trứng thực hiện được - đó là tái kích hoạt buồng trứng để thụ thai thành công.

Một phần của tài liệu những thành tựu trong cấy ghép mô, cơ quan và các vấn đề xã hội có liên quan (Trang 26 - 27)