Phương thức cho vay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 38)

• Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

• Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng thoả thuận xác định số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều ký hạn trong thời gian cho vay.

• Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền tự có trên tài khoản khách hàng phù hợp với các quy định của Pháp luật và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn.

• Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng phát hành cho những khách hàng sử dụng để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ATM. Đối với những khách hàng thỏa mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ - sau khi ký hợp đồng tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng này sẽ cấp cho khách hàng một thẻ tín dụng với một số tiền được cài sẵn trong bộ nhớ theo hạn mức tín dụng đã được hai bên thỏa thuận, khách hàng loại này khơng nhất thiết phải duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi của mình, vì đã có hạn mức tín dụng khách hàng sử dụng để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã chấp thuận trong hợp đồng tín dụng. Để thúc đẩy việc sử dụng thẻ rộng rãi và phù hợp, với nhu cầu chi tiêu và thu nhập khách hàng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ quy định mức trả nợ tối thiểu tính trên dư nợ thẻ tỷ lệ này thường từ 20% - 50% dư nợ thẻ tín dụng.

Riêng đối với các nhu cầu vay vốn bổ sung, vốn lưu động thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD): Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định được sử dụng khá phổ biến.

Các biện pháp đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng. Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay khơng có tài sản đảm bảo (tín chấp).

3.2 Thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng

3.2.1 Khái niệm và mục đích của hoạt động thẩm định tín dụng

Thẩm định tín dụng là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan khoa học, toàn diện các nội dung có liên quan để đánh giá tính hợp lý, tính khả thi và mức độ hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư,… làm cơ sở để ra quyết định tín dụng.

Thẩm định tín dụng vừa là một yêu cầu khách quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vừa là một đòi hỏi khách quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, vừa là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ lợi ích nền kinh tế xã hội.

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong tồn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng được thể hiện ở những điểm sau:

- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. - Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quết định cho vay: cho vay đối với một dự án xấu và từ chối cho vay một dự án tốt.

- Làm cơ sở để thỏa thuận với khách hàng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.

3.2.2 Nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là cung cấp thơng tin để quyết định cho vay và giảm xác xuất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của phương án vay vốn và ước lượng kiểm soát rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Do đó, để đảm bảo mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dung chính sau đây:

3.2.2.1 Hồ sơ khách hàng

❖ Hồ sơ pháp lý

- Các văn bản công nhân tư cách tổ hợp tác, tư cách dân sự.

- Sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên, chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam).

- Hộ chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài) (Bản sao). - Biên bản thành lập tổ vay vốn.

- Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân.

- Giấy phép hành nghề (đối với ngành nghề cần giấy phép).

- Giấy tờ xác nhân được giao, thuê, sử dụng đất, mặt nước (đối với hộ nông, lâm, ngư nghiệp).

- Giấy phép đánh bắt thủy sản, hải sản, đăng kiểm tàu thuyền (đối với hộ đánh bắt thủy hải sản).

- Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

Khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi không phải gửi các tài liệu trên trừ trường hợp có sự thay đổi, bổ sung vốn, địa chỉ,… phải sao gửi cho ngân hàng để kịp thời bổ sung hồ sơ.

❖ Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh - Giấy đề nghị vay vốn.

- Kế hoạch/ phương án xin vay vốn trong năm.

- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính trong hai năm gần nhất; tình hình đã vay nợ ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác. - Kế hoạch tài chính.

- Các tài liệu khác.

❖ Hồ sơ về dự án đầu tư - Hồ sơ về dự án vay vốn

• Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu từ nếu dự án chỉ cần lập Báo cáo đầu tư.

• Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền.

• Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác.

• Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn của cấp có thẩm quyền.

- Các văn bản khác:

• Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan chế độ ưu đãi, hỗ trợ,… của các cấp, các ngành có liên quan.

• Báo cáo đánh giá tác động mơi trường, phịng cháy chữa cháy (nếu có).

• Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự án.

• Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất,…

• Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xấy dựng (nếu có).

• Thơng báo kế hoạch đầu tư hàng năm của cấp có thẩm quyền.

• Thơng báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp là thành viên của Tổng cơng ty (nếu có).

• Giấy phép xây dựng (nếu là cơng trình u cầu phải có giấy phép xây dựng).

• Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án.

• Hợp đồng thi cơng xây lắp, cung cấp thiết bị, phê duyệt hợp đồng nhập khẩu.

• Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư.

❖ Hồ sơ khoản vay tín chấp - Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy xác nhận là cán bộ/ nhân viên của cơ quan quản lý lao động (đối với cá nhân vay).

- Bảng lương hoặc giấy lĩnh lương của 6 tháng gần nhất/ giấy xác nhân lương. - Bản sao hợp đồng lao động.

- Hồ sơ chứng mình nguồn trả nợ.

- Hợp đồng cho thuê bất động sản kèm theo giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho thuê.

- Hợp đồng làm ngồi giờ; trường hợp có kinh doanh thêm như mở cửa hàng tạp hóa, nhà thuốc,… thì phải trình giấy phép kinh doanh, biên lai thuế 3 tháng gần nhất.

- Các giấy tờ khác chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch trả nợ, ví dụ: hợp đồng mua bán, phiếu chào hàng, hồ sơ bản vẽ, thiết kế (đối với xây dựng, sữa chữa nhà,…).

- Các giấy tờ liên quan khác.

3.2.2.2 Thẩm định tư cách pháp nhân khách hàng vay vốn

Mục tiêu của thẩm định tư cách khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay vốn mà khách hàng phải tuân thủ.

Phương thức thẩm định tư cách pháp lý của Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân:

- Kiểm tra độ tuổi, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

- Kiểm tra Năng lực trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh, tổ chức quản lý của Cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh.

- Kiểm tra quan hệ xã hội, tư cách, nhân thân người vay vốn và những người liên quan trực tiếp đến khoản vay.

- Thu thập thơng tin từ Hệ thống thơng tin tín dụng CIC, thông tin về ngành nghề và thị trường, đối thủ cạnh tranh.

3.2.2.3 Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng cá nhân

Khả năng tài chính đủ để đảm bảo cho món vay trong suốt thời gian vay và điều kiện bắt buộc phải có khi xem xét hồ sơ vay vốn cho khách hàng. Điều kiện này một mặt đảm bảo an tồn cho ngân hàng trong quản lý tín dụng mặt khác cũng để bảo vệ khách hàng khỏi nguy cơ bị nợ xấu và các phiền phức khác khi không đảm bảo việc trả nợ vay.

Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong nhiều trường hợp bản thân khách hàng cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng là cần thiết. Để làm được điều này, khi làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp tất cả các giấy tờ chứng minh tài chính theo quy định của ngân hàng. Dựa vào các tài liệu này, nhân

viên tín dụng sẽ tiến hành điều tra, phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng theo các nội dung sau:

- Thu thập đầy đủ các thông tin, giấy tờ chứng minh về thu nhập và tài sản của KH cá nhân

- Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh, lợi thế và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh đối với nhóm hộ gia đình; Kiểm tra thu nhập khách hàng cá nhân thông qua bảng lương, sao kê lương hoặc giấy xác nhận lương đối với khách hàng có thu nhập từ lương,…

- Nội dung thời hạn phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( đối với cho vay để đầu tư, kinh doanh buộc phải có đăng ký kinh doanh đối với nhóm hộ gia đình hoặc doanh nghiệp tư nhân)

- Uy tín quan hệ tín dụng, thanh tốn và gửi tiền với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Hiện tại, các ngân hàng đều xây dựng các chỉ số tài chính và đưa ra các giới hạn nhất tối thiểu để cán bộ tín dụng dễ dàng đánh giá, ước lượng khả năng này của khách hàng. Chẳng hạn:

- Chỉ số Nợ vay/Tổng tài sản Tối đa 70% là cấp tín dụng bình thường, trường hợp trên 70% đến 80% thì sẽ hạn chế cấp tín dụng, trường hợp trên 80% thì sẽ khơng cấp tín dụng.

- Chi phí dự phịng hay là thu nhập cịn lại sau khi hồn thành nghĩ vụ trả nợ phải lớn hơn 10% tổng thu nhập đối với cho vay có TSĐB và lớn hơn 20% tổng thu nhập đối với cho vay tín chấp.

3.2.2.4 Thẩm định phương án vay vốn

Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn khi xem xét cho khách hàng vay hạn mức hay vay món, thời hạn mỗi khế ước nhận nợ đối với khoản vay hạn mức hoặc thời hạn dài nhất đối với vay món... Các nội dung thẩm định phương án như sau:

- Đánh giá tính hợp pháp của phương án sản xuất, kinh doanh, mục đích vay vốn; đối chiếu đối tượng vay vốn so với chức năng sản xuất, kinh doanh, hoạt động và các quy định của Pháp luật.

- So sánh nhu cầu vay vốn với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn và kế hoạch trả nợ , giá trị tài sản bảo đảm, việc chấp hành các giới hạn an toàn theo quy định

- Thị trường, xu hướng, nguyên liệu, tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo phương án sản xuất kinh doanh; tính phù hợp với giá cả thị trường của hàng hóa mua sắm tiêu dùng đối với phương án tiêu dùng.

- Điều kiện, biện pháp và khả năng thực hiện phương án vay vốn. - Tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội của phương án vay vốn 3.2.2.5 Thẩm định khả năng trả nợ

Một khách hàng có tình hình tài chính tốt thì có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại nhưng chưa hẳn sẽ có tình hình tài chính và khả năng đảm bảo trả nợ tốt trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư (phương án vay vốn).

- Xác định nguồn tiền trả nợ từ phương án sản xuất, kinh doanh.

- Tính toán xác định lại các nguồn thu khác của Khách hàng có thể dùng để trả nợ: kết hợp giữa việc tính tốn kết quả kinh doanh, lợi nhuận của tồn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của khách hàng với phân tích dịng tiền để xây dựng kế hoạch thu nợ và định kỳ hạn nợ phù hợp.

- Xác định mức cho vay, loại tiền cho vay, lãi suất cho vay, phí cho vay, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, định kỳ hạn nợ gốc, lãi. hạn cho vay, thời gian ân hạn, định kỳ hạn nợ gốc, lãi. hạn cho vay, thời gian ân hạn, định kỳ hạn nợ gốc, lãi.

- Xác định các khả năng biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng Shinhan Việt Nam đối với nguồn trả nợ của khách hàng.

3.2.2.6 Thẩm định tài sản bảo đảm

Bảo đảm tín dụng hay cịn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể được thực hiện bằng

nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm như sau:

- Tiếp nhận hồ sơ tài sản và yêu cầu thẩm định tài sản: + Đối chiếu, xác minh tính chân thực của hồ sơ tài sản

+ Xác định quyền và các hạn chế về quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản của bên bảo đảm và /hoặc quyền của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tài sản

+ Xác định tài sản đủ điều kiện thế chấp theo quy định pháp luật và quy định Ngân hàng.

- Trực tiếp kiểm tra, khảo sát thực trạng tài sản:

+ Khảo sát thực trạng tài sản và đối chiếu, so sánh phù hợp thực trạng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)