CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2 Xây dựng giả thuyết
Trong bài nghiên cứu này, tác giả quan tâm nhiều đến khía cạnh gồm quy mơ hội đồng vì đây là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận khác nhau. Quy mô hội đồng quản trị phản ánh số lượng thành viên trong hội đồng tương quan với việc kiểm soát nhà lãnh đạo như thế nào. Một số quốc gia quy định số thành viên tối ưu của một hội đồng, nhưng một số quốc gia khác lại quy định số lượng tối thiểu và tối đa. Ahmadi & cộng sự (2018) cho rằng một hội đồng gồm nhiều thành viên có thể kiểm sốt một cách hiệu quả các quyết định của giám đốc điều hành. Không cho phép giám đốc đưa ra những quyết định gây tổn hại đến lợi ích của các cổ đơng. Hội đồng với quy mô lớn cung cấp nhiều chuyên môn hơn, giám sát và quản lý chặt chẽ hơn, khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Do đó để cân bằng các chun mơn cần thiết trong hội đồng quản trị, một hội đồng lớn chính là điều tiên quyết. Vì thế, tác giả đưa ra giả thuyết đầu tiên:
Giả thuyết 1: Quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động cơng ty có tương quan tích cực.
Rosenstein & Wyatt (1990) cho rằng thành viên không điều hành là một phương tiện để giám sát hành vi của hội đồng, dẫn dến hiệu quả công ty tăng cao. Đồng thời, tác giả đề xuất nên tăng tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị vì điều này sẽ làm tăng chất lượng giám sát, bởi họ không liên kết với công ty với tư cách là cán bộ hoặc nhân viên của cơng ty. Do đó, họ chính là đại diện cho lợi ích chung của các cổ đơng. Ngược lại, Linck và cộng sự (2008) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu suất và sự hiện diện của các thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị. Nhóm tác giả cho rằng thành viên khơng điều hành khơng đủ năng lực để kiểm sốt hiệu quả các nhà lãnh đạo. Chính vì kết quả vẫn có sự tranh cãi gay gắt, giả thuyết thứ hai được thiết lập như sau:
Giả thuyết 2: Thành viên độc lập và hiệu quả hoạt động cơng ty có tương quan với nhau.
Sự hiện diện của người phụ nữ trong hội đồng quản trị đã thu hút sự quan tâm đáng kể của nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Một phần, điều này là do sự hiện diện của phụ nữ tương đối thấp trong hội đồng nói riêng và trong cơng ty nói chung, Conyon (2017). Terjesen, Aguilera & Lorenz (2015), trong một cuộc khảo sát toàn diện, số liệu cho thấy sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị chỉ chiếm 10,3% trên 67 quốc gia. Tại Hoa Kỳ, khảo sát của MSCI (2014) kết luận rằng tỷ lệ trung bình của các giám đốc nữ của các cơng ty S&P 1500 là khoảng 15,8% trong năm 2014. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết thứ ba:
Giả thuyết 3: Sự đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị có tương quan tích cực với hiệu suất hoạt động công ty.
Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch hội đồng quản trị đã tạo ra 2 thái cực đối nghịch của các nhà nghiên cứu. Thuyết đại diện cho rằng hai vị trí này nên được đảm nhận bởi hai cá nhân riêng biệt vì CEO có thể có những hành động trục lợi gây ảnh hưởng cho các cổ đông. Ngược lại, Thuyết quản trị lại cho rằng sự kiêm nhiệm giúp tập trung quyền lực cao nhất cho CEO, giúp CEO dễ dàng ra quyết định, khuếch đại hiệu quả hoạt động công ty vì CEO là người hiểu rõ nhất tình hình hoạt động của cơng ty, và có cái nhìn tồn diện hơn về khả năng sinh tồn của doanh nghiệp. Adams & cộng sự (2005) lập luận rằng lợi ích của cổ đơng được tăng cường nhờ sự kết hợp giữa vị trí giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị. Đồng quan điểm, Ahmadi & cộng sự (2018) đã xây dựng giả thuyết thứ tư:
Giả thuyết 4: Sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị có tương quan tích cực đến hiệu quả hoạt động cơng ty.
Cuối cùng, biết được nhiệm kỳ trung bình của CEO có thể giúp khám phá ra khả năng tìm kiếm lợi ích và tính bảo thủ của CEO thơng qua khả năng ra quyết
định. Tuy nhiên, song song với những ý nghĩa tích cực, các khía cạnh tiêu cực vẫn tồn tại của Barroso Castro & cộng sự, (2010). Nghiên cứu của Musteen & cộng sự (2006) cho thấy CEO có nhiệm kỳ càng dài càng ngại thay đổi và càng bảo thủ hơn. Golden và Zajac (2001) cho rằng nhiệm kỳ kéo dài của các thành viên hội đồng quản trị có liên quan đến những quyết định cứng nhắc và có thể dẫn đến tình trạng phớt lờ những ý tưởng kinh doanh mới của công ty. Những thông tin về số năm tại chức CEO sẽ cho biết việc bãi nhiệm có tương đối phổ biến hay khơng, có mang lại hiệu quả trong hoạt động của ban quản trị hay không. Thiết lập một nhiệm kỳ tương đối ngắn giúp tăng khả năng giám sát của cơ quan này, bởi vì sự thay phiên CEO thúc đẩy sự xuất hiện của những người mới tạo ra một thái độ và quan điểm khác nhau về các tình huống khác nhau thơng qua các quyết định của CEO, Ahmadi & cộng sự (2018). Trong bối cảnh này, giả thuyết cuối cùng được đề xuất:
Giả thuyết 5: Số năm làm CEO có tương quan tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty