Xuất giải pháp để hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basell

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theo hiệp ước basel II tại sacombank chi nhánh lâm đồng (Trang 73 - 80)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5.2 xuất giải pháp để hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basell

Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng , đồng thời để đơn vị thực hiện tốt việc

triển khai kế hoạch kinh doanh theo định hướng họat động tín dụng của hệ thống Sacombank, một số đề xuất được xây dựng cụ thể như sau:

5.2.1. Tiếp tục nêu cao tinh thần tuân thủ nguyên tắc chính sách và quy trình cấp tín dụng trong bộ phận cấp tín dụng.

Trong điều kiện mức độ cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn cần đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng là một trong những yếu tố then chốt trong duy trì nền khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới, tuy nhiên vẫn cần xem xét một cách thận trọng trước khi ra quyết định, đảm bảo tuân thủ các quy trình của ngành và quy định của pháp luật.

Việc cấp tín dụng phải đảm bảo khoản vay của khách hàng phải được thẩm định kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho đến khi tất toán khoản vay. Quyết định cấp tín dụng được xem xét trên cơ sở đầy đủ thơng tin về khách hàng, về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, phương án vay phải đảm bảo khả thi có hiệu quả, đảm bảo đủ nguồn trả nợ và đủ tài sản đảm bảo nợ vay theo chính sách của Sacombank. Trong q trình giải ngân và sau giải ngân cần thực hiện các nghiệp vụ giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích như phương án vay vốn đã được khách hàng đề ra. Việc nảy, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý khoản vay đảm bảo cao nhất khoản vay sẽ được hoàn vốn đúng kỳ hạn cho vay và cũng nhằm sớm nhất phát hiện, ngăn chặn kịp thời rủi ro tín dụng xảy ra từ đó hạn chế được tổn thất tài sản cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần chú ý đảm bảo thẩm quyền ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cầm cố tài sản đảm bảo cho khoản vay nhằm hạn chế tổn thất tài sản do vấn đề pháp lý khi khoản cấp tín dụng phải đưa ra tranh chấp tại toà án.

Ngồi tổn thất về tiền có thể đo lường được khi rủi ro tín dụng xảy ra do ngun nhân khơng tn thủ các quy trình quy định trong cấp tín dụng, thì tổn thất về con người là những cán bộ tham gia cấp tín dụng, sự ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hành là những tổn thất lớn hơn rất nhiều so với tổn hại về tài sản. Do đó, việc tăng cường cơng tác đào tạo, quán triệt tinh thần tn thủ quy trình cấp tín dụng, quy định của pháp luật đến từng cán bộ quản lý khách hảng. Việc lựa chọn những cán bộ lãnh đạo đủ năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp kiểm soát hoạt động cho vay,

cấp bảo lãnh .. là cần được đặc biệt chú trọng trong quản trị điều hành của lãnh đạo Chi nhánh.

5.2.2. Chủ động áp dụng nguyên tắc chia sẻ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng

Sacombank áp dụng nguyên tắc chia sẻ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bằng hình thức kêu gọi hợp vốn cho vay đối với các phương án vay thuộc lãnh vực ngành kinh tế có nhiều rủi ro và dư nợ chiếm tỷ trọng cao so với tổng dư nợ. Nghành nông nghiệp được đánh giá là ngành có rủi ro cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào thời tiết, dịch bệnh và đặc biệt là thị trường sản phẩm nông nghiệp luôn bấp bênh, chịu tác động mạnh của thị trường ngoài nước. Sacombank cần cân nhắc lợi ích trước mắt và rủi ro tín dụng, từ đó chấp nhận phương thức cho vay hợp vốn để chia sẻ cơ hội và rủi ro.

5.2.3. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh

Cần định kỳ rà soát đánh giá lại kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh trong năm trước đó và tính hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh năm kế hoạch, các dự án đầu tư của doanh nghiệp đang có dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Lâm Đồng . Nhưng quan trọng hơn là phải đánh giá thiện chí thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay cho ngân hàng mà doanh nghiệp đã thể hiện trong thời gian trước thông qua việc trả nợ gốc nợ lãi đúng hạn. Mức độ thực hiện cam kết trong chuyển doanh thu qua tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng, qua đó dịng tiền phát sinh của khách hàng vay được ngân hàng kiểm soát và đo lường được.

Sacombank bổ sung thêm các điều kiện cấp tín dụng như yêu cầu khách hàng chuyển toàn một phần hay toàn bộ doanh thu qua tài khoản thanh toán mở tại Sacombank để kiểm sốt dịng tiền vào ra của khách hàng hoặc có thể phải yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo..

Ngồi ra, Sacombank cũng cần rà sốt đánh giá lại đối với sự tập trung vốn cho vay vào một số ít ngành kinh tế và có chính sách phù hợp. Đối với từng ngành kinh tế mà hiện nay Sacombank Lâm Đồng đang cho vay nhiều như cho vay sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà hàng, khách sạn

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.. cần có xem xét đánh giá về xu hướng triển vọng của ngành.

Tăng trưởng tín dụng, đa dạng sản phẩm tín dụng là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm sự tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng hoặc nhóm ngành kinh tế. Tuy nhiên, giải pháp này địi hỏi Sacombank phải có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất và nhất là yếu tố con người cho chiến lược tăng trưởng tín dụng.

5.2.4. Chi nhánh cần gắn kết giữa kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ và việc xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ.

Hiện nay, các ngân hàng trong cùng một địa bàn đang ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Chất lượng sản phẩm dịch vụ được thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ mà khách hàng được nhận được. Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng tạo nên năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác. Vì vậy, nhân viên, cán bộ tại các phịng kinh doanh như phòng Khách hàng doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ, không ngừng tự nghiên cứu học hỏi và được đào tạo bài bản để hình thành nên kỹ năng bán hàng tốt nhằm đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách hàng và đảm bảo quy trình quy định của ngành, của pháp luật.

Để làm được như vậy, lãnh đạo chi nhánh cần gắn kết giữa kế hoạch của cán bộ được cử đi đào tạo hàng năm với vị trí cơng tác mà cán bộ đó đang hoặc sẽ đảm trách. Ngoài việc cử cán bộ tham dự các lớp cập nhật nghiệp vụ mới theo chương trình do Trung tâm đào tạo của Sacombank thông báo, Chi nhánh nên chủ động đề xuất với Trung tâm đào tạo những nhu cầu đào tạo xuất phát từ yêu cầu hiện tại và định hướng hoạt động tại Chi nhánh. Như vậy, hiệu quả của công tác đào tạo sẽ cao hơn và là một biện pháp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận .

Đối với những nghiệp vụ mới nằm trong kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường, sản phẩm tín dụng mới như các sản phẩm tín dụng phái sinh, tài trợ thương mại thì việc cử cán bộ đi đào tạo thực tế tại các chi nhánh trong hệ thống đang mạnh về những nghiệp vụ này là cách làm hiệu quả nhất để chuẩn bị kỹ năng thực hành ngay cho cán bộ cho nhiệm vụ mới và kết quả sau cùng là tối thiểu được rủi ro giao

5.2.5. Việc phân loại nợ cần triệt để thực hiện theo phương pháp định lượng.

Phân loại nợ theo tuổi nợ trước mắt có thể làm tăng dư nợ quá hạn, dư nợ xấu của Chi nhánh, tuy nhiên việc này sẽ giúp ngân hàng có đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh và về khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó áp dụng chính sách cấp tín dụng cho đối tượng này phù hợp hơn, giúp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Kết quả phân loại nợ thực hiện theo Thông tư của NHNN có thể được Sacombank áp dụng theo phương pháp định tính hoặc định lượng nhưng khoản nợ, cam kết ngoại bảng phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn và nếu doanh nghiệp có dư nợ tại nhiều tổ chức tín dụng thì nhóm nợ của nợ vay phải xếp nhóm có mức độ rủi ro cao nhất.

Việc phân loại nợ chỉ thực hiện theo phương pháp định lượng sẽ giảm bớt công việc phát sinh cho các cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp và cán bộ các phòng liên quan đồng thời đảm bảo ngay việc tuân thủ quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc này làm minh bạch việc phân loại nợ, khắc phục hiện tượng cả doanh nghiệp và ngân hàng cùng bắt tay để che dấu nhóm nợ thực sự của các khoản vay vì những mục đích riêng khác nhau. Từ đó tránh được rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng trên cơ sở tham khảo thơng tin khơng chính xác từ Trung tâm thơng tin tín dụng CIC.

5.2.6. Xây dựng chế độ thu thập thông tin thị trường, thông tin môi trường kinh tế xã hội theo định kỳ

Sacombank Lâm Đồng cần xây dựng chế độ thu thập thông tin thị trường, thông tin kinh tế xã hội theo định kỳ và tổng hợp lưu trữ một cách có hệ thống để hình thành nên cơ sở dữ liệu dùng chung cho bộ phận tín dụng và bộ phận giám sát, xét duyệt.

Nguồn thơng tin thu thập có thể từ nhiều nguồn: khai thác các thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo mạng và số liệu thu thập từ khảo sát thực tế. Việc xây dựng nguồn dữ liệu về thông tin thị trường đối với các tài sản đảm bảo phổ biến mà ngân hàng đang chấp nhận, tình hình sản xuất kinh doanh

giá về giá trị tài sản đảm bảo tại kỳ định giá và xu hướng trong tương lai gần từ đó xác định giá phù hợp nhất, bảo đảm khoản vay có đủ tài sản đảm bảo. Từ những thông tin thu thập được và được tổng hợp lại một cách có hệ thống, cán bộ tín dụng và cấp thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng có thể phân tích đánh giá nhận định xu hướng biến động của thị trường và đánh giá được tính khả thi của phương án vay, khả năng thu hồi vốn cho vay và ra quyết định cấp tín dụng một cách nhanh chóng và có cơ sở chắc chắn hơn.

5.2.7. Tiếp tục duy trì thường xun và nâng cao hiệu quả của cơng tác tự kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh.

Việc duy trì cơng tác tự kiểm tra hoạt động tín dụng định kỳ tại Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng theo quy chế kiểm tra của Sacombank cần được nhận thức đây là hoạt động cần thiết hữu ích cho bản thân Lãnh đạo chi nhánh và cả chi nhánh chứ khơng phải làm một cách hình thức đối phó với cấp trên. Cơng tác tự kiểm tra giúp cho lãnh đạo chi nhánh đánh giá sát với thực tế thực trạng sự tuân thủ các quy trình quy định của các bộ phận cấp tín dụng tại chi nhánh. Những điểm mạnh và điểm yếu hạn chế mà chi nhánh đang có. Bằng những hành động khắc phục và xử lý sau tự kiểm tra sẽ làm lành mạnh hóa cơng tác cấp tín dụng tại Chi nhánh đồng thời ngăn chặn những sai sót lớn, những tổn thất lớn về tiền bạc, danh tiếng, kể cả con người khi rủi ro tín dụng xảy ra hoặc khi các cơ quan chức năng thanh kiểm tra phát hiện ra.

Công tác này cần chú trọng việc kiểm điểm rút ra bài học kinh nghiệm từ những lỗi được phát hiện trong qúa trình kiểm tra và quán triệt đến từ cán bộ trực tiếp quản lý khách hàng đến lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh. Hành động khắc phục cần được lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo thực hiện hoàn thành trong thời hạn nhất định và giao phòng Quản trị rủi ro giám sát cho đến khi được hoàn tất. Trách nhiệm của các cán bộ để xảy ra lỗi cần được xem xét minh bạch công bằng và xử lý theo quy định của Sacombank. Đồng thời, qua đó lãnh đạo chi nhánh cũng nhận thấy những điểm hạn chế trong công tác nhân sự, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, để mà từ đó đề ra những cải tiến làm cho môi trường làm việc tốt hơn, tạo điều kiện cho

cán bộ quản lý khách hàng có thể hồn thành trách nhiệm của mình theo quy trình cấp tín dụng.

5.2.8. Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ gắn với tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ

Hằng năm, chi nhánh cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên cũng như cán bộ cấp quản lý nhằm đảm bảo sự đáp ứng ngay yêu cầu công việc khi cán bộ luân chuyển nhận cơng tác mới, bổ nhiệm vị trí cơng tác mới nói chung và riêng đối với cán bộ tại phịng khách hàng doanh nghiệp.

Vấn đề con người là vấn đề trung tâm trong mọi giải pháp quản trị để giải quyết các tồn tại trong một tổ chức. Vì vậy, đề nghị lãnh đạo đơn vị cần luôn quan tâm đúng mức đến yếu tố con người. Ngoài việc ban hành hay triển khai các quy chế quy định quy trình cấp tín dụng đến từng cán bộ và nghiêm túc xử lý các trường hợp cố ý vi phạm một cách nghiêm minh, nhằm đảm bảo q trình cấp tín dụng tại chi nhánh được tuân thủ theo quy định, thì việc minh bạch trong công tác nhân sự từ khâu tuyển dụng , bố trí ví trí cơng tác, đánh giá hồn thành, ln chuyển, bổ nhiệm, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh kích thích sự đóng góp sức lực vào nhiệm vụ chung của đơn vị rất quan trọng.

Trong môi trường là việc của ngân hàng, lao động của con người là lao động trí óc, địi hỏi sự vận dụng sáng tạo của từng cán bộ tín dụng trong thu hút tìm kiếm khách hàng, khoản vay tốt và trong tự tổ chức hồn thành cơng việc của mình một cách hiệu quả nhất để đóng góp cho hồn thành kế hoạch kinh doanh cao nhất. Do đó cần một mơi trường làm việc cởi mở, tôn trọng lẩn nhau trong công việc là phong cách mà người lãnh đạo được mong đợi để động viên cán bộ nhân viên tự giác tuân thủ quy định, đề xuất sáng kiến vì mục tiêu chung của đơn vị. Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro từ rủi ro giao dịch cho đến rủi ro danh mục tín dụng nên cần sự giám sát và chấn chỉnh kịp thời của cán bộ kiểm sốt, lãnh đạo phịng, lãnh đạo chi nhánh đối với hoạt động của cán bộ tín dụng và cán bộ các bộ phận liên quan. Nhưng cách thức giám sát, chấn chỉnh của lãnh đạo đối với nhân viên, cấp dưới là khoa học về nghệ thuật quản trị nhân sự, cần liều lượng – thời điểm phù hợp và phương thức thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp theo hiệp ước basel II tại sacombank chi nhánh lâm đồng (Trang 73 - 80)