Mơ hình và giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 33)

2.3.2 .Các yếu tố vĩ mô

4.1. Mơ hình và giả thuyết

a. Mơ hình

Dựa vào các nghiên cứu trước đây của Louzis et al (2010), Rajha (2016) và nghiên cứu của Ahmad and Bashir (2013) tác giả đã xây dựng mơ mình gồm các biến vi mơ và vĩ mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu như sau :

NPLit = β0 + β 1NPLi(t-1) + β2ROEit + β 3EAit + β 4LOANit + β 5MPit + β 6TLIit + β 7DRit + β 8RRit + β 9GDPt + β 10INFt + β 11UNLt + uit

Trong đó :

NPLit : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t. NPLi(t-1) : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t-1.

ROEit : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t. EAit : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t.

LOANit : Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t. MPit : Thị phần tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t.

TLIit : Tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập của ngân hàng i tại thời điểm t. DRit : Lãi suất huy động của ngân hàng I tại thời điểm t.

RRit : Tỷ lệ dự trữ tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t. GDPt : Tốc độ tăng trưởng GDP tại thời điểm t.

INFt : Tỷ lệ lạm phát tại thời điểm t. UNLt : tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm t. β0 : Hệ số tự do.

β 1,…, β 12 : Hệ số hồi quy. uit : Sai số.

b. Giả thuyết

Dựa vào khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây cùng với thực trạng các biến độc lập trong chương 2, các giả thuyết nghiên cứu về chiều hướng tác động của các biến độc lập (H) lên biến phụ thuộc được đưa ra như sau :

- Giả thuyết H1 : chất lượng quản lý có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, đại diện là các biền : tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ (NPLt-1), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ phải trả trên thu nhập (TLI), lãi suất huy động (DR).

- Giả thuyết H2 : rủi ro đạo đức có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Biến đại diện là : tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EA).

- Giả thuyết H3 : tốc độ tăng trưởng tín dụng (Loan) có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

- Giả thuyết H4 : đa dạng hóa danh mục cho vay có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Biến đại diện là thị phần (MP).

- Giả thuyết H5 : khả năng bù đắp rủi ro có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Biến đại diện là tỷ lệ dự trữ tài sản (RR)

- Giả thuyết H6 : tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Biến đại diện là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thất nghiệp (UNL).

Giả Thuyết Kỳ vọng

H1 : chất lượng quản lý (-)

H2 : rủi ro đạo đức (+)

H3 : tốc độ tăng trưởng tín dụng (+) H4 : đa dạng hóa danh mục cho vay (-) H5 : khả năng bù đắp rủi ro (-) H6 : tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội (-)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 33)