1.2. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
1.2.1.2. Hòa giải ở cơ sở
Nếu như trong tự thỏa thuận, thương lượng chỉ có các bên tranh chấp, khơng có sự tham gia của bên trung gian thì ở phương thức hịa giải cơ sở thì có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải là tổ hòa giải cơ sở. Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp
đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở”
và tại khoản 1 Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định: “Hòa giải ở cơ
sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp”. Như vậy, khi các bên khơng tự hịa
giải được thì tổ hòa giải cơ sở sẽ tiến hành làm trung gian giúp các bên thương lượng với nhau. Đây là hình thức hịa giải tranh chấp đất đai do cộng đồng dân cư cơ sở - nơi phát sinh tranh chấp đất đai thực hiện. Đặc trưng của hình thức này là sử dụng các quy tắc đạo đức, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, phong tục, tập quán và truyền thống của địa phương để vận động, thuyết phục các bên đạt được
17Viện Nghiên cứu chính sách, Pháp luật và Phát triển Việt Nam, 2013. Hòa giải tranh chấp đất đai
thỏa thuận. Về hoạt động, tổ chức và trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải cơ sở được thực hiện theo Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
Tổ hòa giải cơ sở được UBND cấp xã thành lập tại các thơn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố. Hịa giải viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau: “phải là công dân Việt
Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hịa giải và có các tiêu chuẩn sau: 1. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; 2. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật”18. Về trình tự, thủ tục bầu hòa giải viên cơ sở cũng được quy định cụ thể tại Luật Hịa giải ở cơ sở. thơng thường hịa giải viên là trưởng thơn, hoặc những người cán bộ gương mẫu về hưu cư trú tại địa phương. Kết quả hòa giải cơ sở là hịa giải thành thì các bên có thể làm đơn u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành theo quy định từ Điều 416 đến Điều 419 BLTTDS năm 2015. Trường hợp hịa giải khơng thành, các bên khơng đạt được thỏa thuận thì các bên có quyền u cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Như vậy, khác với phương thức tự thương lượng, trường hợp hòa giải thành thì các bên có quyền u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hòa giải thành. Khi được cơng nhận thì hiển nhiên việc thực hiện kết quả hịa giải thành trở nên có tính bắt buộc thực hiện, được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước.