KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)

4.1. án g á xu ƣớng biến động giá trị tiền ồng dƣới các chế độ tỷ giá áp dụng tại Việt Nam

Bảng 4.1 tổng hợp lại chế độ tỷ giá Việt Nam áp dụng giai đoạn 1989-2018.

Bảng 4.1. Chế độ tỷ giá của Việt Nam g a đoạn 1989-2018

Thời gian Chế độ áp dụng ặc đ ểm chế độ tỷ giá thực tế

Trước 1989 Chế độ nhiều tỷ giá - Ba tỷ giá chính thức.

- Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với các tỷ giá của nhà nước.

1989-1990 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands)

- Tỷ giá chính thức (OER) được thống nhất.

- OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán và tỷ giá thị trường tự do.

- Các NHTM được phép thiết lập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/-5%. - Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ.

1991-1993 Neo tỷ giá trong biên độ (pegged exchange rate within horizontal bands)

- Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ chặt chẽ hơn; hạn chế mang tiền ra khỏi biên giới.

- Thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức để ổn định tỷ giá.

ở TP. HCM và Hà Nội.

- OER được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn; NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn.

- Tỷ giá tại các NHTM dao động thấp hơn 0,5% OER công bố.

1994-1996 Neo cố định (conventional fixed peg arrangement)

- Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành thay thế cho 2 sàn giao dịch tỷ giá; NHNN tiếp tục can thiệp mạnh vào giao dịch trên thị trường này.

- OER được hình thành và cơng bố dựa trên tỷ giá liên ngân hàng. - Tỷ giá tại các NHTM dao động trong biên độ +/-0,5% OER công bố. Đến cuối 1996, biên độ được nới rộng từ thấp hơn +/-0,5% lên +/-1% (11/1996).

- OER được giữ ổn định ở mức 11.100 VND/USD.

1997-1998 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands)

- Biên độ tỷ giá tại các NHTM so với OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5% (02/1997) và từ +/-5% lên +/-10% (13/10/1997) và sau đó được điều chỉnh xuống không quá 7% (7/8/1998).

- OER được điều chỉnh lên 11.800 VND/USD (16/02/1998) và 12.998 VND/USD (07/08/1998).

1999-2000 Neo cố định (conventional fixed peg arrangement)

- OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hơm trước (28/2/1999)

- Biên độ tỷ giá tại các NHTM giảm xuống không quá 0,1%.

- OER được giữ ổn định ở mức 14.000 VND/USD.

2001-2007 Neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg)

- OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000 VND/USD năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007. - Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh lên mức +/-0,25% (từ 1/7/2002 đến 31/12/2006) và +/- 0,5% năm 2007.

2008-2011 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh (crawling bands)

- OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng 16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500 VND/USD (06/2008 đến 12/2008), lên 17.000 VND/USD (01/2009 đến 11/2009), lên 17.940 VND/USD (12/2009 đến 01/2010), lên 18.544 VND/USD (từ 02/2010 đến 08/2010), lên 18.932 VND/USD (từ 08/2010 đến 10/02/11).

- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), +/-1% (10/03/2008 đến 25/06/2008), +/-2% (26/05/2008 đến 05/11/2008), +/- 3% (06/11/2008 đến 23/03/2009), +/-5% (24/03/2009 đến 25/11/2009), và +/-3% (26/11/2009 đến 10/02/2011). - Ngày 11/02/2011, NHNN chính thức khơng tham gia điều hành thị trường ngoại hối, NHNN đã thay đổi việc niêm yết tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi có quản lý, từ neo tỷ giá vào đồng đô la sang neo tỷ giá vào một rổ tiền tệ gồm các loại tiền tệ từ các quốc gia có quan hệ thương mại, tài chính hoặc đầu tư với Việt Nam. Đồng thời thực hiện phá giá OER 9,3%, từ

mức 18.932 VND/USD

(10/02/2011) lên 20.693 VND/USD và điều chỉnh tăng dần đến 20.828 VND/USD vào cuối năm 2011. - Biên độ tỷ giá tại các NHTM đã thu hẹp từ +/-3% (10/02/2011) xuống còn +/-1% (từ 11/02/2011).

2012-2018 Neo ổn định (Stabilized arrangement)

- OER giữ nguyên ở 20.828 VND/USD từ đầu năm 2012 đến 28/06/2013, sau đó được điều chỉnh

dần lên 21.036 VND/USD (29/06/2013 đến 05/2014), lên 21.246 VND/USD (06/2014 đến 12/2014), lên 21.458 VND/USD (01/2015 đến 04/2015), lên 21.673 VND/USD (05/2015 lên 07/2015), lên 21.890 VND/USD (08/2015 lên 12/2015).

- Bắt đầu từ ngày 04/01/2016, NHNN chính thức áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt, theo đó tỷ giá trung tâm được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền các nước có quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư lớn với Việt Nam (USD, Bath Thái Lan, EUR, CNY, đô la Singapore, đồng yên Nhật, đồng won Hàn Quốc, đồng tiền của Đài Loan). Ngồi ra cịn dựa trên các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu CSTT.

biên độ dao động nhỏ, trung bình dưới +/- 0,5% mỗi tháng. OER từ

mức 21.881 VND/USD

(04/01/2016) được điều chỉnh dần

lên 22.825 VND/USD

(31/12/2018).

- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được giữ cố định +/-1% đến hết tháng 12/2015 và được điều chỉnh lại mức +/-3% từ ngày 04/01/2016.

Nguồn: Hiệp & Nhã (2015) và cập nhật của tác giả từ NHNN, IMF

Từ bảng 4.1 trên thấy rằng từ khi Việt Nam thống nhất được tỷ giá chính thức vào tháng 03/1989, nhìn chung diễn biến tỷ giá trên thị trường biến động trong biên độ điều chỉnh cho phép trong các chế độ tỷ giá áp dụng. Có một số thời điểm nền kinh tế thế giới có sự biến động mạnh như giai đoạn 1997-1998 với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, giai đoạn 2008-2011 với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu năm 2008 và nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mơ do Việt Nam cũng vừa mới gia nhập WTO năm 2007 nên sức ép của thị trường trong những giai đoạn này đã buộc NHNN phải nới lỏng biên độ tỷ giá hoặc chính thức phá giá để làm tăng sức cạnh tranh đồng tiền nội tệ hơn. Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng lên qua các năm cho thấy chính sách tỷ giá của NHNN vẫn tiếp tục là làm suy yếu giá trị tiền Đồng để nhằm kích thích xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế.

Hình 4.1 biểu diễn xu hướng biến động của các biến tỷ giá danh nghĩa song phương VND/USD, tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực đa phương của VND với 8 đồng tiền của 8 quốc gia đối tác.

Hình 4.1. Tỷ giá VND/USD, NEER, REER của Việt am g a đoạn 2000-2018

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Ba đường tỷ giá VND/USD, NEER, REER đều xuất phát từ điểm 1, chứng tỏ TGHĐ tại đây đang ở trạng thái cân bằng, từ tỷ giá danh nghĩa đến tỷ giá thực đều thể hiện ngang giá sức mua giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngồi. Điều đó cũng có nghĩa là nếu TGHĐ thực khác 1 và biến động mạnh thì TGHĐ danh nghĩa đang có khuynh hướng biến động lệch ra khỏi mức cân bằng, sự cạnh tranh sức mua hàng hóa trong nước hoặc kém hơn hoặc tốt hơn hàng hóa nước ngồi. Xu hướng TGHĐ biến động giai đoạn 2000 – 2018 như trong hình 4.1 đã cho thấy giá trị tiền Đồng thay đổi qua từng năm. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2001-2007, giá trị tiền Đồng giảm với biên độ điều chỉnh rất nhỏ. Tỷ giá trung tâm VND/USD gần như khơng đổi. Đường NEER có hướng đi lên qua từng năm chứng tỏ chính sách tỷ giá giai đoạn này là làm suy yếu giá trị đồng Việt Nam

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0

so với các đồng tiền nước khác để kích thích mạnh xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế. Đường REER tuy có biến động nhưng vẫn dao động lớn hơn 1 một chút chứng tỏ đồng Việt Nam được định giá thấp, hàng hóa trong nước có sức cạnh hàng hóa với nước ngồi tốt.

Giai đoạn 2008-2011, giá trị tiền Đồng giảm mạnh với biên độ điều chỉnh rất mạnh. Ba đường NEER, REER, VND/USD bắt đầu phân kỳ lớn hơn. Với sự điều chỉnh biên độ thường xuyên, thậm chí là phá giá tiền tệ mạnh năm 2011, tỷ giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ và các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ đều rất cao, chứng tỏ đồng nội tệ đang mất giá nhanh. Đường REER giảm dần cho thấy tiền Đồng đang bị định giá rất cao, nguyên nhân do ảnh hưởng đến từ lạm phát trong nước đã và đang tăng rất cao trong nhiều năm trước đó, thậm chí là mức chênh lệch lạm phát của Việt Nam với các nước đối tác luôn ở mức cao (xem chi tiết trong Phụ lục 2, 3). Giai đoạn 2012-2018, giá trị tiền Đồng vẫn giảm nhưng với biên độ điều chỉnh nhỏ hơn giai đoạn trước. Đường NEER, VND/USD vẫn tăng nhưng đường REER vẫn tiếp tục giảm cho thấy giá trị tiền Đồng vẫn đang bị định giá cao do ảnh hưởng từ lạm phát cao gây ra.

Như vậy trong suốt giai đoạn 2000-2018, mặc dù giá trị tiền Đồng bị mất giá dần qua các năm nhưng thực tế đang bị định giá cao dần, hàng hóa trong nước ln trong tình trạng kém sức cạnh tranh hơn hàng hóa nước ngồi. Do đó với mục tiêu nhắm kích thích xuất khẩu mạnh hơn thì chính sách tỷ giá nhằm làm suy yếu giá trị tiền Đồng dường như vẫn chưa cho thấy có sự tác động tích cực rõ nét đến CCTM. Khơng những thế, chi phí nhập khẩu lại càng cao hơn, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu vẫn đang gia tăng nên dẫn đến tình trạng CCTM thâm hụt kéo dài trong giai đoạn 2000-2011 (Hình 4.2).

4.2. án g á xu ƣớng biến động CCTT quốc tế khi giá trị tiền ồng thay đổi trong g a đoạn 2000-2018

Việt Nam là quốc gia đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước là rất lớn nên nhập siêu và CCTM thâm hụt ln là tình trạng đặc trưng của nền kinh tế quốc gia (Hình 4.2).

Hình 4.2. CCTM, CCTT của Việt am g a đoạn 2000-2018

Nguồn: IMF và tính tốn của tác giả

-20 -15 -10 -5 0 5 10 15 CCTM (tỷ USD) CCTT (tỷ USD)

Tuy vậy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, độ mở nền kinh tế cao ngày càng lớn, xuất khẩu cũng khơng ngừng tăng lên qua các năm (Hình 4.3). Tỷ trọng kim ngạch XNK đều chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng quốc gia nên bất kỳ một biến động nhỏ nào trong TGHĐ làm thay đổi giá trị tiền Đồng cũng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK, CCTM bị ảnh hưởng, tác động đến CCTT quốc tế. Hình 4.2 cho thấy CCTT quốc tế trước năm 2012 đa phần bị thâm hụt, sự thâm hụt lớn của CCTM đã ảnh hưởng mạnh đến CCTT quốc tế. Nhưng từ năm 2012 trở đi đa phần CCTT quốc tế các năm đều trong tình trạng thăng dư, dường như CCTT quốc tế giai đoạn này khơng cịn bị tác động mạnh bởi CCTM như giai đoạn trước. Có giai đoạn 2015- 2017, CCTM thâm hụt rất lớn nhưng CCTT quốc tế vẫn trong tình trạng thặng dư.

Hình 4.3. Kim ngạch XNK và tỷ trọng XNK trên GDP của Việt Nam g a đoạn 2000-2018 Nguồn: IMF 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 0 50 100 150 200 250

Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Giá trị nhập khẩu (tỷ USD)

Hình 4.4 cho thấy tình hình phát triển của TTCK Việt Nam sau 18 năm đi vào hoạt động. Giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam bắt đầu tăng mạnh từ năm 2006. Cũng từ năm 2006, quan sát hình 4.2 thấy CCTT quốc tế đã dần có sự cải thiện tốt hơn và khơng có sự biến chuyển cùng chiều với CCTM nữa. Qua đó thấy được vai trị của cán cân tài khốn tài chính đã ngày càng có sự tác động đáng kể đến CCTT quốc tế. Bằng chứng là từ năm 2012 đến 2018, giá trị vốn hóa TTCK tăng trưởng rất lớn, CCTT quốc tế thặng dư rất lớn.

Hình 4.4. Thị trƣờng chứng khốn Việt am g a đoạn 2000-2018

Nguồn: Vietstock - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 0 200 400 600 800 1000 1200 VN-Index

Vốn hóa thị trường (tỷ VND) VN-Index

Giá trị vốn hóa (Tỷ VND)

4.3. án g á xu ƣớng biến động chỉ số VN-Index khi CCTT quốc tế thay đổ trong g a đoạn 2000-2018 đổ trong g a đoạn 2000-2018

Hình 4.5 biểu diễn đồ thị biến động của CCTT quốc tế và xu hướng biến động chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2018. Trong suốt giai đoạn chỉ số VN-Index có sự biến động tăng giảm thường xuyên. Tuy vậy chỉ số VN-Index luôn tăng trong giai đoạn 2012-2018, còn giai đoạn 2000-2011 thì xu hướng biến động tăng giảm thường xuyên. Quan sát chiều thay đổi của CCTT quốc tế do giá trị tiền Đồng tác động thấy rằng, khi CCTT quốc tế thặng dư thì chỉ số VN-Index đang tăng như giai đoạn 2000-2001, 2012-2018; còn khi CCTT quốc tế thâm hụt thì nếu chiều hướng ngày càng thâm hụt hơn thì chỉ số VN-Index cũng đang giảm như giai đoạn 2002-2003, 2008-2009, ngược lại nếu chiều hướng ngày càng thâm hụt ít hơn thì chỉ số VN- Index lại có dấu hiệu tăng lên như giai đoạn 2004-2006, 2009-2011. Như vậy nhìn chung chỉ số VN-Index có xu hướng thay đổi theo tình trạng của CCTT quốc tế.

Hình 4.5. CCTT quốc tế và chỉ số VN-Index g a đoạn 2000-2018

Nguồn: IMF, Vietstock

-15 -10 -5 0 5 10 15 0 200 400 600 800 1000 1200 VN-Index CCTT

4.4. án g á mối quan hệ giữa giá trị tiền ồng và chỉ số VN-Index trong g a đoạn 2000-2018 g a đoạn 2000-2018

Bảng 4.2 tóm tắt xu hướng biến động giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index trong giai đoạn 2000-2018.

Bảng 4.2. Diễn biến giá trị tiền ồng và chỉ số VN-Index g a đoạn 2000-2018

G a đoạn Giá trị tiền ồng Chỉ số VN-Index

2000-2001 Giảm Tăng 2002-2003 Giảm Giảm 2004-2007 Giảm Tăng 2008-2011 Giảm Giảm 2012-2018 Giảm Tăng Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với xu hướng luôn giảm dần giá trị tiền Đồng qua các năm thì chỉ số VN-Index có sự biến động tăng giảm liên tục nên không tồn tại mối quan hệ thống nhất giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index. Tuy nhiên như những đánh giá trong các phần trước thì sự suy giảm giá trị tiền Đồng khơng có tác động rõ nét đến CCTM hay cán cân tài khoản vãng lai nhưng lại có tác động tích cực đến cán cân tài khoản tài chính. Chiều hướng quy mơ vốn hóa TTCK ngày càng gia tăng, các dịng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước nhiều hơn, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Cán cân tài khoản vãng lai mặc dù có những thời điểm thâm hụt kéo dài như giai đoạn 2004-2007, 2008-2011 nhưng CCTT quốc tế vẫn liên tục được cải thiện, thậm chí cịn thặng dư, chứng tỏ cán cân tài khoản tài chính đã có tác động đáng kể giúp cải thiện CCTT quốc tế tốt lên, hệ quả là làm chỉ số VN-Index tăng lên.

ƣơng 5: KẾT LUẬN, THẢO LUẬN & Ề XUẤT

5.1. Kết luận

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa giá trị tiền Đồng và chỉ số VN-Index thơng qua cách tiếp cận mơ hình hướng theo dịng chảy của Dornbusch & Fischer (1980).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa giá trị tiền đồng và chỉ số giá thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28)