2.4 Các vấn đề phát sinh sau q trình cổ phần hóa (hậu cổ phần hóa)
2.4.1 Bộ máy tổ chức và phƣơng thức quản trị
Để CPH thật sự là một bƣớc ngoặt cho con đƣờng phát triển của doanh nghiệp, tự bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải chủ động thay đổi nhận thức. Theo đó, ban quản trị tiếp nhận những tƣ duy mới từ cổ đơng bên ngồi, lắng nghe và có trách
nhiệm giải trình cơng khai minh bạch trƣớc cổ đơng. Từ đó, CPH mới thực sự trở thành động lực cho doanh nghiệp, góp phần làm giảm gánh nặng của NSNN phải bao cấp, bù lỗ hàng năm, xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp trƣớc khi CPH để lại, chấm dứt khuynh hƣớng thành lập doanh nghiệp quốc doanh một cách tràn lan, cụ thể:
Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP:
Theo Luật DN quy định, cơ cấu tổ chức trong một CTCP gồm: Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ),Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS) và Ban giám đốc công ty. Bộ máy tổ chức quản lý này xác định rõ ràng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bộ phận trong CTCP để SXKD một cách hiệu quả. Một cách khái quát, cơ cấu tổ chức của một công ty cổ phần đƣợc mô tả một cách khái quát theo biểu đồ dƣới đây:
Biểu Đồ 1.1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần(CTCP)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SỐT
GIÁM ĐỐC CÁC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG CƠNG NGHỆ PHỊNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NHÀ MÁY SẢN XUẤT 1 NHÀ MÁY SẢN XUẤT 2 NHÀ MÁY SẢN XUẤT 3
Nguồn: do tác giả tổng hợp
- Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CTCP.
Đại hội đồng cổ đơng có quyền hạn và nhiệm vụ chính là: phê duyệt định hƣớng phát triển, thơng qua các phƣơng án, nhiệm vụ SXKD; ra quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, BKS và quyết định tổ chức lại hoặc giải thể CTCP cũng nhƣ thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ CTCP.
- Hội Đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của CTCP do Đại hội đồng cổ đơng bầu, gồm có: Chủ tịch Hội Đồng quản trị và các thành viên của Hội Đồng quản trị (tối thiểu là 04 thành viên), với nhiệm kỳ là 05 năm. Hội Đồng quản trị (HĐQT) quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ngồi ra, Hội Đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc, phó giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong CTCP. Quyền và nghĩa vụ của Hội Đồng quản trị do pháp luật, Điều lệ công ty cũng nhƣ các nghị quyết mà Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) quy định.
- Ban kiểm soát:“Do Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) bầu ra, Ban kiểm sốt
(BKS) có nhiệm kỳ thƣờng là 05 năm. BKS hoạt động một cách độc lập với HĐQT cũng nhƣ Ban Giám đốc.”BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp cũng nhƣ mức độ rủi ro trong việc quản lý, điều hành hoạt động SXKD, trong tổ chức cơng tác kế tốn, lập BCTC cũng nhƣ kiểm tốn nhằm mục tiêu đảm bảo các lợi ích hợp pháp của cổ đông.
- Ban giám đốc (BGĐ): BGĐ chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. BGĐ trực tiếp điều hành, quản trị và đƣa ra quyết định về các vấn đề phát sinh trong hoạt động SXKD của công ty.
- Các phịng, ban có liên quan, nhƣ: Phịng Tiêu thụ; phịng Tổng hợp; phòng Kỹ thuật; phịng Tài chính- kế tốn....thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức trong CTCP.
Cơ cấu tổ chức theo loại hình doanh nghiệp CTCP nhƣ trên tạo thêm động lực và tính năng động cho doanh nghiệp trong SXKD. CTCP đƣợc quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm hiệu quả hoạt động của mình, cụ thể là tự chủ trong việc đầu tƣ phát triển, sắp xếp tổ chức SXKD, phân phối lợi nhuận, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra, tổ chức bộ máy theo loại hình CTCP sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, thực hiện nghiêm túc quy chế tài chính, quy chế lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt cán bộ, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của BLĐ của NLĐ, của NĐT (cổ đơng), có cơ chế phân phối rõ ràng, minh bạch…
Có thể nói, việc tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Một cách khái quát, việc tổ chức bộ máy quản lý của CTCP có thể theo mơ hình trực tuyến chức năng hoặc trực tuyến tham mƣu tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của đơn vị, từ trình độ của cán bộ quản lý, từ trình độ cơ giới hóa ứng dụng trong quản lý...
Phƣơng thức quản trị doanh nghiệp trong Công ty cổ phần:
Quản trị doanh nghiệp hậu CPH là một nội dung quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của công ty. Để thực hiện tốt cơng tác quản trị doanh nghiệp, địi hỏi các CTCP phải đi sâu nghiên cứu nội dung của quản trị doanh nghiệp. Trong đó, bộ phận Quản trị chiến lƣợc (QTCL); Quản trị tài chính (QTTC) và Quản trị nhân sự (QTNS) là ba lĩnh vực trọng tâm nhất trong quản trị doanh nghiệp, cụ thể:
Công tác quản trị chiến lược: gồm 03 nội dung chính sau:
(1) Hoạch định chiến lƣợc: đây là quá trình định hình nhiệm vụ SXKD, thực hiện điều tra, phân tích nghiên cứu để xác định các nhân tố khuyết điểm nội tại và bên ngoài, đề ra các mục tiêu chiến lƣợc, dài hạn và lựa chọn các kế hoạch thay thế. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động cụ thể nhƣ: Nghiên cứu; hợp nhất trực giác và phân tích để từ đó đƣa ra các quyết định quản trị phù hợp.
(2) Thực thi chiến lƣợc: Là việc biến những chiến lƣợc đƣợc hoạch định thành hành động cụ thể.
(3) Đánh giá chiến lƣợc: Là việc phân tích lại những nhân tố nội tại và bên ngoài doanh nghiệp đƣợc sử dụng làm nền tảng cho các hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch SXKD hiện tại, đánh giá mức độ thực hiện cũng nhƣ điều chỉnh những sửa đổi nếu cần thiết.
Nhƣ vậy, để giúp cho doanh nghiệp có một chiến lƣợc kinh doanh tốt, ngƣời làm công tác quản trị trƣớc hết phải xác định nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp, từ đó xác định mục tiêu theo nguồn lực hiện có và lựa chọn phƣơng pháp thích hợp để thực hiện mục tiêu đã đề ra, có nhƣ vậy chiến lƣợc đề ra mới đạt hiệu quả cao.
Cơng tác quản trị tài chính: Để thực hiện tốt cơng tác quản trị tài chính,
các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa cần làm tốt các vấn đề sau:
“(1) Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tƣ và kế hoạch kinh doanh. (2) Xác định nhu cầu vốn, lựa chọn cách thức và tổ chức huy động vốn để tài trợ cho các dự án, hoạt động của CTCP.
(3) Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả, kiểm soát các khoản thu, chi nhằm đảm bảo tính thanh khoản của CTCP.
(4) Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của CTCP.
(5) Kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên đối với hoạt động của CTCP và thực hiện thƣờng xuyên các phân tích tài chính.”
Cơng tác quản trị Nhân sự:“Quản trị nhân sự (QTNS) quá trình tuyển
dụng, bồi dƣỡng và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cần đƣợc phân bố một cách có hiệu quả, khoa học. Ngồi ra, cơng ty cần có cơ chế đánh giá và chế độ đãi ngộ nhân sự hợp lý để kích thích ngƣời lao động khơng ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Quản trị nhân sự tốt sẽ giúp cho các CTCP có một cơ cấu lao động hợp lý, tiết kiệm đƣợc chi phí lao động sống trong giá thành sản phẩm, góp phần tăng tích lũy cho doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân.”