CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Các giải pháp góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mạ
thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
5.1.1. Giải pháp gia tăng quy mô ngân hàng
Theo phân tích, quy mơ ngân hàng có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng niêm yết. Do đó, việc gia tăng quy mơ ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng đó. Tuy nhiên, theo thực tế, việc tăng quy mơ của ngân hàng đến một mức tối ưu sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng đó nhưng nếu ngân hàng tăng quy mô vượt mức tối ưu sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng nhưng không thể tăng hiệu quả hoạt động, thậm chí cịn làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm sút. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có một mức tăng quy mô tối ưu riêng tùy thuộc vào từng điều kiện của từng ngân hàng. Các ngân hàng phải nghiên cứu và tìm ra mức tăng quy mơ tối ưu cho ngân hàng mình. Để từ đó, các ngân hàng cần có những chiến lược và tìm kiếm các vị trí thuận lợi, phù hợp với các mục tiêu của ngân hàng đề ra. Ngoài ra, đối với các đơn vị có hoạt động kém hiệu quả, các ngân hàng cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân để từ đó đưa ra quyết định có nên đóng cửa để làm giảm chi phí hoạt động của ngân hàng hay không. Ngân hàng cũng cần có sự nghiên cứu về
việc bố trí hệ thống nhân sự một cách hợp lý để tránh làm bộ máy hoạt động trở nên cồng kềnh, kém hiệu quả.
5.1.2. Giải pháp quản lý thanh khoản hợp lý
Theo phân tích, quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến ROA nhưng lại tác động tiêu cực đến ROE. Điều này có nghĩa là việc gia tăng vốn chủ sở hữu giúp các ngân hàng có khả năng tốt trong việc chống chọi lại các tác động xấu từ hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng và sự ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế trong nước cũng như nước ngoài. Điều này sẽ tác động tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng làm tăng ROA. Tuy nhiên, việc gia tăng vốn chủ sở hữu cũng gây áp lực đến việc tăng vốn từ các cổ đơng, từ đó sẽ gây tác động tiêu cực đến ROE. Do đó, các ngân hàng niêm yết cần có các chính sách sau:
Tìm kiếm các cổ đơng chiến lược trong nước và nước ngoài vừa nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu vừa có thể học hỏi, tiếp cận cũng như thừa hưởng được các công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Điều này có thể vừa làm gia tăng uy tín của ngân hàng vừa đem lại hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng đó.
Nghiên cứu việc sử dụng ng̀n lợi nhuận giữ lại để tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhằm giảm áp lực với việc gia tăng vốn từ các cổ đơng.
Có các chiến lược nghiên cứu về quản trị vốn và đánh giá các rủi ro để phân bổ, quản trị vốn hiệu quả và tiết kiệm vốn.
5.1.3. Giải pháp quản trị an toàn vốn ngân hàng thương mại
Theo phân tích, quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến ROA nhưng lại tác động tiêu cực đến ROE. Điều này có nghĩa là việc gia tăng vốn chủ sở hữu giúp các ngân hàng có khả năng tốt trong việc chống chọi lại các tác động xấu từ hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng và sự ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế trong nước cũng như nước ngoài. Điều này sẽ tác động tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng làm tăng ROA. Tuy nhiên, việc gia tăng vốn chủ sở hữu cũng gây áp lực đến việc tăng vốn từ các cổ đơng, từ đó sẽ gây tác động tiêu cực đến ROE. Do đó, các ngân hàng niêm yết cần có các chính sách sau:
Tìm kiếm các cổ đơng chiến lược trong nước và nước ngoài vừa nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu vừa có thể học hỏi, tiếp cận cũng như thừa hưởng được các công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Điều này có thể vừa làm gia tăng uy tín của ngân hàng vừa đem lại hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng đó.
Nghiên cứu việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhằm giảm áp lực với việc gia tăng vốn từ các cổ đơng.
Có các chiến lược nghiên cứu về quản trị vốn và đánh giá các rủi ro để phân bổ, quản trị vốn hiệu quả và tiết kiệm vốn.
5.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nói chung, tín dụng được xem là hoạt động quan trọng. Nó khơng chỉ đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng mà nó cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế trong nước. Do đó, việc quản trị rủi ro tín dụng được xem là rất quan trọng. Trong thực tế, các ngân hàng từ lâu đã chú trọng đến việc quản trị tín dụng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Việc xây dựng các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng phù hợp theo thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngân hàng. Từ đó, bài luận văn cũng đưa ra một số giải pháp để góp phần giảm các rủi ro tín dụng, nâng cao tỷ suất ngân hàng. Cụ thể:
Các ngân hàng phải tuân thủ chính xác các quy định của Ngân hàng Nhà nước về công tác cho vay và quản lý rủi ro tín dụng.
Đa dạng hóa các danh mục và ngành nghề cho vay, phân tán rủi ro tín dụng tập trung vào một ngành nghề, nhất là các ngành nghề liên quan đến chứng khoán và bất động sản.
Hồn thiện các quy trình, quy chế liên quan đến việc cho vay và thẩm định tài sản vay. Có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
Đào tạo, nâng cao năng lực và hiểu biết của các cán bộ tín dụng cũng như đối với các cán bộ quản trị. Thiết lập các chính sách về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ thích hợp để hạn chế các rủi ro do con người gây ra.
Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo các hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ diễn ra minh bạch và độc lập.
Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đối với việc quản trị rủi ro tín dụng để kiểm sốt việc thẩm định và việc cho vay.
Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5.1.5. Giải pháp cải thiện cơ cấu chi phí – thu nhập
Các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nói chung, cần phải có các chính sách để cải thiện hiệu quả quản lý cơ cấu chi phí và thu nhập. Các ngân hàng cần gia tăng thu nhập và giảm chi phí. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng.
Việc gia tăng thu nhập hiện nay đang là một vấn đề lớn gây trăn trở đối với các nhà quản trị ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nói chung phần lớn đều nhờ vào lãi vay thu được từ khách hàng. Tuy nhiên, việc cho vay trong tình trạng kinh tế hiện nay luôn tiềm ẩn những rủi ro to lớn, đặc biệt là đối với các khách hàng có liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khốn, ... Vì thế, trong điều kiện kinh tế hội nhập thế giới, các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết, nói riêng và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, nói chung phải có những chính sách để:
Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, làm gia tăng ng̀n thu, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Điều này phù hợp với xu hướng của nền kinh tế thế giới.
Cần chú trọng việc xây dựng và nâng cao hệ thống vận hành hiện đại để có thể đáp ứng được nhu cầu các khách hàng.
Xây dựng các chương trình thăm dò ý kiến khách hàng về đội ngũ nhân viên và các hoạt động của ngân hàng để có thể cải thiện kịp thời theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thực hiện các chương trình quảng cáo nhằm nâng cao thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng. Đờng thời có thể gây dựng sâu đậm hình ảnh ngân hàng trong lịng khách hàng.
5.1.6. Giải pháp góp phần điều tiết kinh tế vĩ mơ
Để có thể tham gia vào việc điều tiết vĩ mơ cùng với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng niêm yết cần:
Tuân thủ các chính sách từ Ngân hàng Nhà nước một cách nghiêm ngặt để đảm bảo các chính sách điều hành kinh tế của Ngân hàng Nhà nước phát huy được hiệu quả.
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để phục vụ tối đa theo nhu cầu của khách hàng, tạo được sự tín nhiệm từ khách hàng. Từ đó, có thể khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng. Việc này có thể làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, góp phần vào việc tăng trưởng nền kinh tế.
Nâng cao các chính sách quản trị rủi ro bằng việc nghiên cứu các chính sách và kinh nghiệm thực tế về sự quản trị rủi ro trong và ngồi nước, nâng cao trình độ và năng lực nhân, nghiên cứu và hồn thiện các quy trình, quy chế hoạt động viên và cải thiện hệ thống theo hướng hiện đại hóa.
Chuẩn bị các tiềm lực để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong nước theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong khả năng của ngân hàng.
Đưa ra các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước đối với thực tế hoạt động của ngân hàng để Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét và hỗ trợ. Thực hiện việc tham vấn khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.