Trình bày khái niệm doanh nghiệp nhà nước:

Một phần của tài liệu tài liệu kiến thức chung- nội dung quản lý nhà nước về kinh tế- thi công chức nhà nước- (Trang 32 - 37)

1. Theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003: Doanh nghiệp nhà nước là "tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn".

Như vậy, với việc phân loại doanh nghiệp nhà nước chúng ta có thể thấy có 1 điểm khác biệt khá lớn, đó là theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, doanh nghiệp nhà nước chỉ tồn tại dưới dạng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước, được tổ chức bằng hình thức doanh nghiệp nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước, nhưng hiện nay doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, đó là doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn của nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước do nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp. Và doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới nhiều hình thức như sau:

+ Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Và được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.

+ Tổng công ty nhà nước: là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa các công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt

động trong 1 và 1 số chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty. Tổng công ty nhà nước được tổ chức dưới 3 hình thức:

- Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập: là hình thức liên kết và tập hợp các công ty thành viên hoàn toàn độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong 1 hoặc 1 số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường tích tụ tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn tổng công ty.

- Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập: là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước qui mô lớn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó công ty nhà nước giữ quyền chi phối.

- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là Tổng Cty được thành lập để thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty TNHH nhà nước 1 thành viên chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công ty TNHH nhà nước 1 thành viên do mình thành lập, thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hay hình thức pháp lý từ các công ty nhà nước độc lập.

+ Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

+ Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên là công ty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp.

+ Công ty THNN nhà nước có 2 thành viên trở lên là công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hay có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp.

II. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước:

1. Xây dựng chiến lược qui hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

+ Vị trí và tầm quan trọng: Đây là bước mở dầu của toàn bộ quá trình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, phải có định hướng này mới có thể tiến hành được hoạt động đầu tư xây dựng doanh nghiệp nhà nước.

+ Những sản phẩm quản lý cơ bản cần tạo được qua nội dung này: Khi thực hiện nội dung trên, công tác quản lý nhà nước phải tạo ra được các sản phẩm quản lý như:

- Những chỉ tiêu thể hiện nhiệm vụ riêng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

- Mô hình tổng thể lực lượng doanh nghiệp nhà nước cần có để dảm nhận những nhiệm vụ nói trên, được thể hiện thành các dự án doanh nghiệp nhà nước cụ thể.

- Phần tăng, giảm lực lượng doanh nghiệp nhà nước so với mô hình trên, trong đó có những doanh nghiệp nhà nước mới cần xây dựng, bổ sung mới bằng vốn nhà nước và các doanh nghiệp cần cắt giảm do không cần thiết.

- Riêng phần xây dựng bổ sung được thể hiện thành các dự án xây dựng mới và các dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá doanh nghiệp nhà nước hiện có.

- Riêng phần cắt giảm các doanh nghiệp nhà nước hiện có không còn cần thiết tồn tại bằng vốn nhà nước như trước nữa, cần được thể hiện thành danh mục và phương án chuyển thể sở hữu cụ thể.

2. Hoàn thiện thể chế tổ chức và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: a. Thực chất là việc tổng kết công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, bổ sung, đổi mới tổ chức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với sự phát triển thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước.

b. Mục đích, yêu cầu:

+ Tiến hành đều đặn và kịp thời theo từng bước phát triển của bản thân lực lượng doanh nghiệp nhà nước và từng bước phát triển của thị trường.

+ Tiến hành đồng bộ trên cả 2 phương diện: Xem xét tổ chức và hoạt động quản lý của nhà nước và của bản thân từng doanh nghiệp nhà nước. Trong thực tế nội dung này được thể hiện dưới các hình thức sau:

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, qui tắc... nhằm điều chỉnh bộ máy và quyền hạn trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước.

- Bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm giữa các cấp, các ngành trong bộ máy nhà nước để quản lý các doanh nghiệp nhà nước.

- Nội dung này được tiến hành với 2 nội dung chính là tổng kết, đánh giá hệ thống pháp luật, thể chế hiện hành, chỉ ra những bất cập và những tình tiết không khả thi, sự cần

thiết phải sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ. Trên cơ sở đó đưa ra những qui định mới phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp và của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp.

3. Tổ chức đầu tư xây dựng doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch, dự án đã lập: a. Mục tiêu, yêu cầu: Phải tạo ra được kết quả như sau: Biến các kế hoạch, dự án xây dựng mới, xây dựng lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước thành hệ thống doanh nghiệp nhà nước mới, công ty cổ phần nhà nước, công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân... trên thực tế.

b. Nội dung: được chia thành 2 loại việc chính:

+ Xây dựng mới , xây dựng lại, chỉnh đốn doanh nghiệp nhà nước: Toàn bộ hoạt động này được tiến hành theo trình tự quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước: được tiến hành theo các qui định về tiến hành giải thể và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

4. Khai thác, sử dụng các doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính của nhà nước:

a. Bản chất: Đây chính là việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế mà nhà nước thấy rằng những nhiệm vụ đó cần cho việc thực hiện 1 ý đồ quản lý nào đó.

b. Nội dung:

+ Xác định lại các mục tiêu mà nhà nước cần đạt trong các lĩnh vực hoạt động xã hội mà nhà nước quan tâm.

+ Xác định các hành vi kinh tế có khả năng hay có tác dụng đối với việc thực hiện các mục tiêu trên, chỉ ra những khó khăn trong việc thực hiện các hành vi kinh tế đó và sự cần thiết phải huy động doanh nghiệp nhà nước vào việc thực hiện các hành vi này.

+ Giao nhiệm vụ hoạt động kinh tế trên cho các doanh nghiệp nhà nước.

+ Chuyển giao những phương tiện cần thiết, đủ để cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao, áp dụng các biện pháp, chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm giúp chúng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ nói trên nhằm bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao tương xứng với mong muốn của nhà nước và phù hợp với những nỗ lực ưu đãi của nhà nước đối với họ.

Câu 15: Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Liên hệ thực tế để chứng minh mức độ thể hiện vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Nội dung cần được đổi mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước để phát huy được vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

I. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước:

Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế là nền kinh tế nhiều thành phần. Để giữ vững được định hướng XHCN đòi hỏi kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, trong đó các doanh nghiệp nhà nước là 1 bộ phận chính yếu. Hôi nghị lần thứ 3 BCH TW khoá IX đã khẳng định: "Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng XHCN, doanh nghiệp nhà nước phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là chủ lực trong hội nhập kinh tế". Vai trò trọng yếu của doanh nghiệp nhà nước thể hiện ở các nội dung sau:

+ Là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để nhà nước giữ vững sự ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

+ Mở đường hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.

+ Đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chất chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội như cung ứng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc), xã hội (giáo dục, y tế) và an ninh quốc phòng.

+ Góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường: những lĩnh vực mới, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công trình công cộng... rủi ro cao, đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp là những ngành cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc chưa có khả năng đầu tư thì doanh nghiệp nhà nước cần phải đi đầu mở đường, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

+ Là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

+ Là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, chống sự lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế trong điều kiện mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Thực hiện 1 số chính sách xã hội như tạo việc làm cho các nhóm xã hội dể bị tổn thương; ở những khu vực khó khăn, kém phát triển như biên giới, hải đảo, miền núi, vùng căn cứ Cách mạng trước đây...

+ Là lực lượng tạo nền tảng cho xã hội mới.

Một phần của tài liệu tài liệu kiến thức chung- nội dung quản lý nhà nước về kinh tế- thi công chức nhà nước- (Trang 32 - 37)