0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LỊCH SỬ (Trang 25 -27 )

* Toàn cầu hoá là gì?

Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

- Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi của các công ti này tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF, Ngân hàng thế giới – WB, Tổ chức thương mại thế giới – WTO, Liên minh châu Âu – EU, Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ – NAFA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN…).

* Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển

- Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược.

- Về mặt tích cực, toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế…

- Về mặt tiêu cực, toàn cầu hoá đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu hoá làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn (từ kinh tế, tài chính đến chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của mỗi quốc gia…

- Như vậy toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử; vừa là cơ hội rất to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất xa.

C. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trình bày nguồn gốc, đặc điểm và những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cuối thế kỉ XX.

Câu 2. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là như thế nào?

Câu 3. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với cuộc sống của con người.

Câu 4. Thế nào là xu thế toàn cầu hoá? Nêu biểu hiện của xu thế này và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của thế giới.

__________

LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 - 2000

Việt Nam từ 1919 đến 1930

A. Mục tiêu

- Trình bày được những nét chính của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng tới Việt Nam (các nước tư bản thắng trận họp tại Véc-xai phân chia lại thế giới; bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế).

- Trình bày được Nội dung Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, cùng với các chính sách về chính trị, văn hóa và giáo dục.

- Tóm tắt được sự biến đổi về mặt kinh tế và xã hội Việt Nam; phân tích được địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa; rút ra được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.

- Trình bày được điều kiện lịch sử và các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài (Trung Quốc và Pháp), những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân.

- Nêu được những hoạt động và phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

- Trình bày được sự ra đời, hoạt động và vai trò của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.

- Phân tích được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái.

- Trình bày được sự phát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất - Trình bày được nguyên nhân và sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

- Trình bày được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng.

- Phân tích được nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặc biệt làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.

- .Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

- Phân biệt được các khái niệm: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc; cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng thổ địa (trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương lĩnh chính trị tháng 10-1930); tự phát, tự giác (trong phong trào công nhân), lực lượng, động lực cách mạng.

B. Nội dung

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LỊCH SỬ (Trang 25 -27 )

×