Q Giá trị thị trường của tài sản/giá trị sổ sách của tài sản.
3.4. Các giả thiết nghiên cứu
Holderness and Sheehan (1988) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa hai loại cơ cấu sở hữu được thể hiện bằng sự chênh lệch trong mức lương thưởng nhưng không đáng kể. Zwiebel (1995) đề cập đến thực tế rằng nếu tồn tại một cổ đông lớn nắm cổ phần đáng kể, sự hiện diện của các cổ đơng lớn sẽ làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu công ty. Quyền sở hữu tập trung ảnh hưởng tích cực đến giá trị cơng ty (Berle and Mean, 1932; Claessens and Djankov, 1999; Mitton, 2002) bởi vì sự gia tăng cổ phần các nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của ban giám đốc. Theo Georgeta Vintilă và Gherghina (2014), giá trị của các công ty được đo bằng tỷ lệ Tobin’s Q. Kết quả cho thấy ảnh hưởng chưa rõ ràng của sở hữu cổ đông lớn nhất đến giá trị công ty, trong khi cổ đơng lớn thứ hai ảnh hưởng tích cực. Tương tự là cổ đơng lớn thứ ba ảnh hưởng tích cực, tuy nhiên vượt qua ngưỡng tỷ lệ nhất định thì tác động trở thành tiêu cực.
Giả thiết H1: Sở hữu tập trung tác động tích cực đến giá trị của các doanh
nghiệp niêm yết.
Theo bài nghiên cứu của Rajan and Zingales (1995), địn bẩy tài chính có thể được đo lường và định nghĩa theo nhiều cách, bao gồm nợ trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, nợ chia cho tài sản ròng và nợ chia cho vốn. Khi đòn bẩy của doanh nghiệp tăng lên, các cơng ty khó khăn hơn để tồn tại trong thời gian bán hàng giảm (Opler and Titman, 1994). Theo Opler and Titman (1994), cơng ty ít sử dụng địn bẩy đạt được thị phần lớn hơn so với các đối tác có địn bẩy cao. Điều này có thể được giải thích rằng nhà đầu tư sẽ khơng muốn tham gia với các công ty thiệt hại hoặc gặp khó khăn tài chính. Hơn nữa, Opler and Titman (1994) lập luận rằng các cơng ty mạnh về tài chính đặc biệt tận dụng thời kỳ suy thối của ngành cơng nghiệp để tích cực chinh phục một thị phần lớn hơn so với đối thủ của họ. Ngoài ra họ cho
thấy rằng các cơng ty có địn bẩy cao đầu tư đáng kể trong việc nghiên cứu, phát triển và chịu rủi ro cao hơn trong giai đoạn nền kinh tế suy thối. Địn bẩy có tác động lớn đến sự sống còn của một doanh nghiệp và nổi bật hơn trong các ngành công nghiệp tập trung.
Giả thiết H2: Địn bẩy tài chính tác động tích cực đến giá trị của các doanh
nghiệp niêm yết.
Theo Jovanovic (1982), quy mô của công ty ở từng thời điểm nhất định trong thời gian là một yếu tố dự báo thống kê sự tồn tại doanh nghiệp. Bogner et al. (1996) thấy rằng trong thực tế công ty thường điều chỉnh quy mô với điều kiện kinh tế khác nhau. Một số bài nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng quy mô của công ty là một chỉ báo tốt về sự thành công trong tương lai. Hay nói cách khác, tăng trưởng là tín hiệu tốt đối với cơng ty và do đó hàm ý một mối tương quan tích cực giữa sự tồn tại của công ty và tăng trưởng.
Giả thiết H3: Tăng trưởng doanh nghiệp tác động tích cực đến giá trị của các
doanh nghiệp niêm yết.
Nghiên cứu trước đây về mơ hình phá sản chỉ ra rằng các cơng ty lớn có xác suất phá sản thấp hơn so với những công ty nhỏ ngay cả khi các trị số của chỉ tiêu tài chính là như nhau (Beaver, 1966). Điều này cũng ngụ ý rằng xác suất của sự thất bại có nhiều khả năng xảy ra tại công ty nhỏ hơn trong thời suy thối. Các cơng ty nhỏ hơn có xu hướng trải nghiệm biến động cao hơn trong tỷ suất lợi nhuận so với các cơng ty lớn (Baumol, 1962). Trước đó tài liệu nghiên cứu Sharma and Kesner (1996), Mitchell (1994) ủng hộ mạnh mẽ ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến sự tồn tại của doanh nghiệp và hoạt động điều hành. Họ lập luận rằng quy mô doanh nghiệp là một cơ sở lợi thế cạnh tranh, các công ty lớn hơn có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn so với cơng ty nhỏ hơn và có nguồn lực tốt hơn để tồn tại ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Giả thiết H4: Quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến giá trị của các doanh nghiệp niêm yết.