Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu nước ngoài tác động lên thanh khoản chứng khoán việt nam (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

5.2 Gợi ý chính sách

Từ kết quả trên, bài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp giúp cải thiện tính thanh khoản thị trường thơng qua vai trị của các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tham gia thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Cải thiện

hạn sở hữu nước ngoài (hạn chế mua và nắm giữ dài hạn) nên là mối quan tâm lớn khi mục tiêu của các nhà quản lý thị trường chứng khoán là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khốn và cải thiện tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Cụ thể:

5.2.1 Đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà điều tiết, các tổ chức tham gia thị trường, các cơng ty kiểm tốn trường, các cơng ty kiểm tốn

Thứ nhất là, phải có sự hiểu biết rõ ràng và chuyên sâu về tác động lên thanh khoản của các nhà đầu tư nước ngồi, đặc biệt khủng hoảng tài chính do một phần nước ngồi bán tháo và dịng vốn ngoại rút ra khỏi Việt Nam.

Thứ hai là, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động công bố thông tin do khung pháp lý cho thị trường chứng khoán chưa bao quát được mọi hoạt động của thị trường, chính sách chưa theo kịp diễn biến các giao dịch, nhu cầu trên thị trường, làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Triển khai Dự thảo luật Chứng khoán sửa đổi, tháo gỡ vướng mắc trong việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngồi. Đặc biệt phải có luật bảo vệ nhà đầu tư nước ngồi nói riêng và tồn bộ các nhà đầu tư nói chung.

Thứ ba là, chiến lược mua và nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài cũng là do tình trạng khơng cịn cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Dó đó, cần đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa, thối vốn của các doanh nghiệp nhà nước, giảm sở hữu nhà nước; đồng thời rà soát, xử lý các Doanh nghiệp không tuân thủ niêm yết hoặc đăng ký giao dịch sau cổ phần hóa, từ đó tăng nguồn hàng chất lượng cho thị trường. Ngồi ra, khuyến khích tăng tỷ trọng của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính rườm rà để tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia, các chính sách của chính phủ cần định hướng thu hút nhà đầu tư nước ngoài về dài hạn.

Thứ tư là, Cơ quan quản lý cần có cơ chế giám sát chặt chẽ dịng vốn của nhà đầu tư nước ngồi, đặc biệt là vốn theo con sóng ngắn hạn và nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao năng lực đội ngũ, cơng nghệ để ứng phó các tình huống bất

ngờ ảnh hưởng đến dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, để đảm bảo khả năng kiểm soát được rủi ro do vốn nước ngoài.

Thứ năm là, tái cấu trúc thị trường, tiếp tục lộ trình hợp nhất hai Sở giao dịch chứng khốn để đảm bảo tính nhất quán, hệ thống và gia tăng minh bạch.

Thứ sáu là, hoàn thiện các quy định liên quan hệ thống chuẩn mực kế tốn, tăng cường thơng tin trên báo cáo tài chính để các nhà đầu tư đều có nhiều nguồn thơng tin phân tích, tránh được các luồng thơng tin nội bộ nếu nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư chiến lược.

Thứ bảy là, các cơ quan phải xây dựng chế tài xử lý vi phạm về vấn đề công bố thông tin để tăng cường sự minh bạch.

Thứ tám là, có hệ thống thống kê chính xác số lượng chứng khoán đang nắm giữ của nước ngoài, để phân tích, dự báo chính xác xu hướng mua bán của họ; từ đó để đề ra biện pháp chính xác hơn giúp cải tiện thanh khoản.

Cuối cùng là, các cơng ty kiểm tốn phải nâng cao trách nhiệm trong quá trình kiểm tốn, nâng cao chất lượng kiểm tốn và tính độc lập để thơng tin trên báo cáo tài chính là chính xác.

5.2.2 Đối với các doanh nghiệp niêm yết

Thứ nhất là, ban quản trị của cơng ty cần nâng cao trình độ chuyên mơn, đồng thời ban quản trị phải có tính độc lập, khơng chỉ đạo đánh bóng hoặc sửa đổi khơng đúng sự thật về báo cáo tài chính.

Thứ hai là, các công ty phải minh bạch thông tin, công bố đầy đủ các thông tin cần thiết, nâng cao chuẩn mực kế toán và chất lượng kiểm toán tốt hơn để làm giảm bất cân xứng thông tin, tham gia đề án chuẩn mực quốc tế. Doanh nghiệp chủ động xây dựng kênh thông tin để cung cấp thơng tin kịp thời và chính xác cho tất cả nhà đầu tư.

Thứ ba là, không tham gia hoặc liên kết với đội nhóm để tác động giá cả và thanh khoản thị trường nhằm thu lợi ích cá nhân.

5.2.3 Đối với các nhà đầu tư

Thứ nhất là, các nhà đầu tư trong nước cần phải nâng cao kiến thức đầu tư, tham gia các khóa học, cập nhật thơng tin để phân tích thơng tin và có cơng cụ tốt hơn; từ đó, các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi đều có thơng tin tốt và gia tăng cạnh tranh, tích cực giao dịch, thanh khoản cải thiện.

Thứ hai là, đa số các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nắm giữ dài hạn doanh nghiệp, là thành viên trong Hội đồng quản trị đại diện lợi ích của họ, do đó sẽ ảnh hưởng tới thanh khoản, cần có sự giao dịch của tổ chức này để đảm bảo thanh khoản thị trường lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu nước ngoài tác động lên thanh khoản chứng khoán việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)