Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả nghiên cứu

4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Vốn chủ sở hữu (ETA)

Biến vốn chủ sở hữu ETA có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL và đúng với kỳ vọng là dương. Vốn chủ sở hữu ETA tăng 1% thì làm cho tỷ lệ nợ xấu NPL tăng 9,79%. Kết quả này nhất quán với phát hiện của Marijana Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014). Điều này tương ứng với lý thuyết về quản lý (Regulatory Hypotheses) - các nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng tăng vốn tương ứng với mức độ rủi ro và Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) - vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng càng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn vì nhu cầu tạo ra lợi nhuận ngày càng cao. Ở Việt Nam, việc tăng vốn quá nhanh đã tăng áp lực về việc chi trả cổ tức cho các cổ đơng do đó trong những năm vừa qua để ổn định thu nhập các NHTM đã cố gắng tăng trưởng tín dụng nhằm tăng trưởng tổng tài sản. Áp lực về tăng trưởng tín dụng tốc độ cao trong khi đó trình độ quản lý của các ngân hàng khơng theo kịp với tốc độ tăng tài sản dẫn đến chất lượng tín dụng kém từ đó nợ xấu gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPLt-1)

Biến tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt-1 có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL và đúng với dấu được kỳ vọng là dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt-1 tăng 1% thì làm cho tỷ lệ nợ xấu NPL tăng 39,23%. Điều này có ý nghĩa đối với mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007 – 2017, rủi ro tín dụng năm trước có tác động mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng của ngân hàng năm hiện tại, kết quả này nhất quán với phát hiện của Marijana Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi

và Zied Ftiti (2014), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Rủi ro tín dụng hiện tại chịu tác động bởi rủi ro tín dụng trong quá khứ, do đó để giảm nợ xấu trong tương lai cần quản lý tốt rủi ro trong hiện tại.

Hiệu quả hoạt động (ROA)

Biến hiệu quả hoạt động ROA có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL và và đúng với dấu kỳ vọng là âm. Hiệu quả hoạt động ROA tăng 1% thì làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm 19,63%. Kết quả này nhất quán với nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2012), Curak và cộng sự (2013), Tehulu và cộng sự (2014). Các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả dẫn đến các ngân hàng hạn chế trong phân tích, chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và cam kết giám sát khách hàng do đó rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng. Ngược lại khi tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với việc tăng chi phí trích lập dự phòng cho các khoản vay không thu hồi được từ đó dẫn đến lợi nhuận giảm.

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Biến quy mô ngân hàng SIZE tác động cùng chiều với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL và đúng với dấu kỳ vọng là dương. Quy mơ ngân hàng tăng 1% thì làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng 0,26%. Kết quả này cùng với kết quả của các nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Các NHTM Việt Nam có quy mơ lớn thường có mạng lưới hoạt động rộng khắp nhưng trình độ quản trị yếu kém dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Tăng trưởng tín dụng (LG)

Biến tăng trưởng tín dụng LG có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL và cùng với dấu kỳ vọng là âm. Tăng trưởng tín dụng tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi 0,29%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013). Điều này có ý nghĩa rằng khi nợ xấu tăng sẽ cản trở việc cấp tín dụng và ngược lại, khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao đều được NHNN xử lý triệt để nhằm đảm bảo hoạt động cho ngân hàng do đó dù ngân hàng tiếp tục tăng cường cho vay các khoản vay mới

cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Một cách hiểu khác, các NHTM tăng trưởng tín dụng nhưng có chính sách quản lý khoản vay tốt thì rủi ro tín dụng của NHTM đó cũng được giảm xuống.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu NPL và cùng với dấu của kỳ vọng là âm. Tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm 45,37%. Kết quả phù hợp với nghiên cứu Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Tăng trưởng kinh tế càng cao chứng tỏ kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động hiệu quả, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống và ngược lại khi tăng trưởng kinh tế giảm dẫn đến thu nhập doanh nghiệp và hộ gia đình giảm, làm giảm khả năng trả nợ và tăng tỷ lệ nợ quá hạn từ đó nợ xấu các NHTM gia tăng.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Biến tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng và cùng với dấu của kỳ vọng là dương. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu tăng 3,65%. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016). Khi lạm phát cao, chính phủ thường thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ gây khó khăn cho người đi vay từ đó giảm khả năng trả nợ và làm cho nợ xấu các NHTM gia tăng.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã thực hiện phân tích hồi quy theo mơ hình bình phương nhỏ nhất OLS, mơ hình tác động cố định FEM, mơ hình tác động ngẫu nhiên REM, mơ hình bình phương nhỏ nhất tổng qt GLS và mơ hình hồi quy với dữ liệu bảng động GMM hai bước thông qua ước lượng GMM hệ thống. Kết quả cho thấy, mơ hình hồi quy với dữ liệu bảng động GMM hai bước thông qua ước lượng GMM hệ thống là mơ hình

phù hợp nhất do xử lý được hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng kết quả của GMM hệ thống để giải thích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng thơng qua biến tỷ lệ nợ xấu và mơ hình phù hợp với các nghiên cứu trước đây cũng như kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)