.6 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ nghiên cứu trường hợp vietinbank (Trang 66 - 85)

4.4. So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất:

Bảng 4.15 trình bày các so sánh truyền dẫn lãi suất sang lãi suất huy động của Vietinbank và cả nền kinh tế (tính từ trung bình các ngân hàng thương mại bán lẻ tại Việt Nam). Nhìn chung, truyền dẫn lãi suất sang lãi suất huy động là một quá trình bất đối xứng cả trong ngắn hạn và dài hạn, ngoại trừ trường hợp ngắn hạn của lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng. Trong trạng thái lãi suất chính sách tăng, truyền dẫn lãi suất ngắn hạn và dài hạn đều không đầy đủ, riêng trường hợp ngắn hạn của lãi suất kỳ hạn trên 12 phản ứng gần như 1 đối 1 với sự gia tăng lãi suất chính sách. Các mẫu hình truyền dẫn khi lãi suất chính sách giảm có sự khác nhau đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn. Đầu tiên, đối với truyền dẫn sang lãi suất huy động không kỳ hạn, mẫu hình chung là khơng đầy đủ, trái ngược với mẫu hình quá mức của lãi suất huy động của

nền kinh tế. Đây cũng là mẫu hình chung trong truyền dẫn đến các lãi suất có kỳ hạn khác. Tuy nhiên, do phản ứng của lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như của lãi suất kỳ hạn 12 tháng trong ngắn hạn phản ứng xấp xỉ 1 đối 1 với sự cắt giảm của lãi suất chính sách; do đó, mẫu hình trong các trường hợp này là gần đầy đủ. Nhìn chung, dù là của ngân hàng Vietinbank hay của nền kinh tế, thì phản ứng của lãi suất huy động đều mạnh hơn khi lãi suất chính sách giảm, cả trong ngắn hạn và dài hạn, thể hiện mẫu hình điều chỉnh cứng nhắc hướng lên, ủng hộ giả thuyết thông đồng giàn xếp giá. So sánh hệ số điều chỉnh dài hạn, lãi suất huy động không kỳ hạn thể hiện mức độ truyền dẫn thấp nhất; trong khi đó, lãi suất huy động của cả nền kinh tế thể hiện mức độ truyền dẫn cao nhất, cả khi lãi suất chính sách tăng hay giảm. Đây là một phát hiện thú vị mang hàm ý chính sách cao. Ngân hàng Vietinbank cần cải thiện mức độ điều chỉnh lãi suất của mình trong dài hạn trước sự gia tăng của lãi suất chính sách; và ngược lại, giảm mức độ truyền dẫn lãi suất khi lãi suất chính sách giảm.

Bảng 4.15 So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất cho Vietinbank và nền kinh tế.

Lãi suất Bất đối xứng Truyền dẫn lãi suất ngắn hạn Truyền dẫn lãi suất dài hạn Hệ số điều chỉnh dài hạn SR LR PR↑ PR↓ PR↑ PR↓ L+x L−x Huy động không kỳ hạn Vietinbank C C Không đầy đủ Không đầy đủ Không đầy đủ Không đầy đủ 0,2323 0,5011 Huy động kỳ hạn 3 tháng Vietinbank C C Không đầy đủ Quá mức Không đầy đủ Quá mức 0,5981 1,2982 Huy động kỳ hạn 6 tháng Vietinbank C C Không đầy đủ Quá mức Không đầy đủ Quá mức 0,6072 1,2733 Huy động kỳ hạn 12 tháng Vietinbank C C Không đầy đủ Gần đầy đủ Không đầy đủ Quá mức 0,6810 1,3750 Huy động kỳ hạn trên 12 K C Gần đầy đủ Gần đầy đủ Không đầy đủ Gần đầy đủ 0,6439 1,0159

Lãi suất Bất đối xứng Truyền dẫn lãi suất ngắn hạn Truyền dẫn lãi suất dài hạn Hệ số điều chỉnh dài hạn SR LR PR↑ PR↓ PR↑ PR↓ L+x L−x tháng Vietinbank Huy động của nền kinh tế C C Không đầy đủ Quá mức Không đầy đủ Quá mức 0,7054 1,3857

Ghi chú: Ký hiệu C và K là Có và Khơng có;

Ký hiệu SR và LR là Ngắn hạn và Dài hạn;

Ký hiệu PR↑ và PR↓ là Lãi suất chính sách Tăng và Giảm;

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Kết luận Chương 4

Chương 4 đã trình bày kết quả truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ (lãi suất huy động) của Vietinbank và lãi suất huy động của nền kinh tế trong giai đoạn từ tháng 01/2008 đến tháng 01/2018 thông qua các phương pháp: kiểm định ADF, kiểm định ZA và NARDL. Kết quả đã chỉ ra rằng truyền dẫn là bất đối xứng trong ngắn hạn và dài hạn đối với tất cả các kỳ hạn lãi suất huy động của Vietinbank và lãi suất huy động của nền kinh tế, chi tiết phân tích kết quả sẽ được trình bày ở Chương 5.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt các kết quả thực nghiệm:

Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng phương pháp NARDL đồng liên kết nhằm điều tra phản ứng của lãi suất huy động của ngân hàng Vietinbank với nhiều kỳ hạn khác nhau (không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng, kỳ hạn 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng) trước các thay đổi trong lãi suất chính sách trong giai đoạn tháng 1/2008 đến tháng 1/2018. Ngoài ra, tác giả đánh giá thêm IRPT từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động của nền kinh tế nhằm có cơ sở so sánh với các kết quả thực nghiệm khi quan sát tại Vietinbank. Cách tiếp cận mới này (NARDL) kết hợp mối quan hệ đồng liên kết bất đối xứng với mơ hình ARDL để thu được khung sai số hiệu chỉnh liên quan, nhờ đó giúp tác giả đề cập hiệu ứng bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn tiềm năng trong truyền dẫn lãi suất. Các kết quả thực nghiệm khám phá rằng, khung phân tích đối xứng đa phần khơng giải thích được mối quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa lãi suất huy động và lãi suất chính sách. Minh chứng là các kiểm định đường bao trong khn khổ mơ hình ARDL đối xứng khơng thể bác bỏ giả thuyết không của quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất chính sách và huy động (ngoại trừ trường hợp kỳ hạn trên 12 tháng).

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được tóm tắt ngắn gọn như sau:

 Xét truyền dẫn trong ngắn hạn:

+ Hiệu ứng bất đối xứng hầu hết đều hiện diện trong cơ chế truyền dẫn

từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế), ngoại trừ trường hợp lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng.

+ Khi lãi suất chính sách tăng, truyền dẫn đa phần là khơng hồn tồn,

ngoại trừ truyền dẫn sang lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng là gần hoàn tồn.

+ Khi lãi suất chính sách giảm, các mẫu hình truyền dẫn có phần khác

nhau. Cụ thể, truyền dẫn sang lãi suất huy động không kỳ hạn là khơng hồn tồn; nhưng khi sang kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và của nền kinh tế,

truyền dẫn là quá mức (hệ số truyền dẫn lớn hơn 1). Trường hợp còn lại, truyền dẫn là gần đầy đủ.

+ Mức độ truyền dẫn khi lãi suất chính sách tăng đều nhỏ hơn so với khi

giảm (ngoại trừ trường hợp truyền dẫn sang lãi suất huy động trên 12 tháng là đối xứng trong ngắn hạn), thể hiện tính cứng nhắc hướng lên, ủng hộ giả thuyết thông đồng giàn xếp giá.

 Xét truyền dẫn trong dài hạn:

+ Hiệu ứng bất đối xứng toàn bộ đều hiện diện trong cơ chế truyền dẫn

từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động.

+ Khi lãi suất chính sách tăng, truyền dẫn đều là khơng hồn tồn.

+ Khi lãi suất chính sách giảm, truyền dẫn sang lãi suất huy động không

kỳ hạn là khơng hồn tồn; nhưng khi sang lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng, truyền dẫn là gần hoàn tồn. Các trường hợp cịn lại, truyền dẫn là q mức.

+ Mức độ truyền dẫn khi lãi suất chính sách tăng đều nhỏ hơn so với khi

giảm, thể hiện tính cứng nhắc hướng lên, ủng hộ giả thuyết thông đồng

giàn xếp giá.

 Mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động của

Vietinbank ở tất cả các kỳ hạn đều yếu hơn so với mức độ truyền dẫn sang lãi suất huy động của nền kinh tế.

5.2. Hàm ý quản trị cho Vietinbank:

5.2.1. Theo dõi diễn biến và dự báo lãi suất trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, cũng như các chính sách điều hành lãi suất từ phía NHNN: và quốc tế, cũng như các chính sách điều hành lãi suất từ phía NHNN:

NHNN ln điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý dựa trên cơ sở diễn biến của nền kinh tế, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và động thái của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới (Cục Dự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung

ương Trung Quốc). Do vậy, Vietinbank cần theo dõi, nghiên cứu về diễn biến của nền kinh tế, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để từ đó có thể đưa ra được các dự báo về chính sách lãi suất của NHNN và có thể linh hoạt trong việc hoạch định chính sách lãi suất huy động vốn phù hợp trong từng thời điểm. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng cần tính tốn được độ trễ trong q trình truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động để có thể điều chỉnh lãi suất huy động đúng thời điểm phù hợp với định hướng của NHNN và có lợi nhất cho ngân hàng .

Hiện tại, lãi suất huy động của Vietinbank đang phản ứng yếu hơn so với nền kinh tế khi NHNN thay đổi lãi suất chính sách đặc biệt là khi lãi suất chính sách tăng và đang ở mức thấp nhất thị trường. Mặc dù khó cạnh tranh về mặt lãi suất, nhưng Vietinbank nói riêng và các ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối nói chung ln có lợi tế về mạng lưới phủ rộng, bề dày lịch sử và uy tín thương hiệu và đặc biệt là nhận được lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn từ Kho bạc Nhà nước, Tập đồn, Tổng cơng ty Nhà nước với chi phí rất rẻ.

5.2.2. Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất:

Truyền dẫn lãi suất dài hạn của Vietinbank là quá mức trong trường hợp NHNN giảm lãi suất chính sách và khơng đầy đủ trong trường hợp ngược lại và hệ số truyền dẫn lãi suất dài hạn đang tăng dần. Điều này cho thấy Vietinbank cần tiếp tục tập trung tiết giảm chi phí sử dụng vốn đối với các kỳ hạn dài và điều chỉnh mức độ truyền dẫn ở mức hợp lý để có thể vừa đáp ứng đúng các chủ trương điều hành từ phía NHNN, vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình.

5.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn và các thành phần trong nền kinh tế:

Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động của Vietinbank thể hiện rõ nhất và tăng dần ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, sau đó lại giảm ở kỳ hạn trên 12 tháng cho thấy Vietinbank đang tập trung huy động các nguồn vốn ngắn hạn có tính ổn định khơng cao, tuy nhiên mang lại biên lợi nhuận cao cho ngân hàng. Do đó, để có thể tăng mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn, Vietinbank nên có chính sách đa dạng hóa các sản phẩm huy động ngắn hạn như: sản phẩm tiền gửi trực tuyến, tiền

gửi tích lũy, tiền gửi của chủ sở hữu/người đại diện/thành viên góp vốn của doanh nghiệp đang vay vốn với lãi suất tiền gửi cao hơn mức lãi suất thông thường hoặc kèm theo quà tặng, sản phẩm khuyến mãi. Bên cạnh đó, cũng cần phân đoạn được khách hàng vào các phân khúc khác nhau để có thể hoạch định được các chính sách lãi suất phù hợp nhất và mở rộng thị trường hoạt động để có thể nắm bắt được phản ứng của khách hàng khi Vietinbank ban hành các chính sách thay đổi lãi suất.

5.3. Hàm ý chính sách cho NHNN:

5.3.1. Giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào thị trường và các chủ thể tham gia thị trường: thị trường:

Xin nhắc lại rằng, cấu trúc hệ thống tài chính đóng vai trị chính trong truyền dẫn chính sách tiền tệ, bao gồm: mức độ cạnh tranh và sự tập trung ngân hàng trong thị trường tài chính, cơ cấu sở hữu của thị trường tài chính, mức độ phát triển và độ mở của thị trường tài chính (Cottarelli và Kourelis, 1994). Trong những năm gần đây, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ những bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị yếu kém, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đó, trong bối cảnh đó, ngày 01/03/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án 254 về: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011–2015”. Đề án 254 đã đem lại một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán lại các ngân hàng thương mại đang dẫn đến những lo ngại về mức độ tập trung thị trường, qua đó, tác động khơng tốt đến mơi trường cạnh tranh bởi một hay một nhóm ngân hàng lớn chi phối thị trường. Mặt khác, sự tập trung ngân hàng cao làm giảm IRPT bởi vì các ngân hàng có khuynh hướng thực hiện hành vi độc quyền, khiến lãi suất điều chỉnh bất đối xứng. Do đó, NHNN nên giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào thị trường và các chủ thể tham gia thị trường, buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tích cực vào hiệu quả của truyền dẫn chính sách tiền tệ, bởi vì nó làm giảm hành vi tối đa hóa phi lợi nhuận.

5.3.2. Nới lỏng các rào cản gia nhập thị trường tiền tệ:

Cấu trúc sở hữu của lĩnh vực ngân hàng trong một nền kinh tế đóng vai trị trung tâm trong thực thi chính sách tiền tệ vì nó có thể ảnh hưởng đến độ cứng nhắc của lãi suất. Ở các nền kinh tế mà các ngân hàng quốc doanh chiếm lĩnh thị trường tài chính, lãi suất điều chỉnh chậm trễ hơn do áp lực chính trị hoặc sự thiếu hiệu quả. Điều này là do các ngân hàng quốc doanh u cầu phải hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, do đó, mục tiêu chính của các ngân hàng này khơng phải là tối đa hoá lợi nhuận. Theo số liệu tính tới ngày 15/09/2019, Vietinbank là một trong bốn ngân hàng thương mại mà Nhà nước chi phối có vốn điều lệ lớn nhất. Tác giả đề xuất Chính phủ xây dựng các chính sách phù hợp nâng cao tác nhân thị trường (market force), chẳng hạn như nới lỏng các rào cản gia nhập thị trường, dịng vốn quốc tế, cho phép tính cạnh tranh từ các tổ chức trung gian phi ngân hàng, qua đó làm giảm tính cứng nhắc của lãi suất (Cottarelli và Kourelis, 1994; Aziakpono và Wilson, 2010). Ngoài ra, cũng cần tự do hóa chính sách tiền tệ. Trong chế độ chính sách tiền tệ tự do, nơi lãi suất và định mức tín dụng được xác định bởi tác nhân thị trường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh nhanh hơn trước sự thay đổi lãi suất chính sách, bởi vì nếu không điều chỉnh sẽ bị các tác nhân thị trường điều chỉnh. Ngồi ra, chế độ chính sách tiền tệ cần cải thiện tính minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình cũng làm giảm sự biến động của lãi suất, vì thị trường có thể dễ dàng dự đốn các hành động chính sách tiền tệ. Điều này làm tăng mức độ IRPT của lãi suất chính sách lên lãi suất bán lẻ của các ngân hàng (Liu và cộng sự, 2011).

5.3.3. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng:

Các điều kiện kinh tế vĩ mơ hiện hành cũng có thể ảnh hưởng đến cách các ngân hàng điều chỉnh lãi suất bán lẻ (huy động vốn) của mình trước những thay đổi trong lãi suất trên thị trường tiền tệ. Các ngân hàng dễ dàng truyền các thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ sang lãi suất huy động trong điều kiện kinh tế thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Cũng trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng nhanh chóng thay đổi lãi suất bán lẻ trước với sự thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ, do giá cả trên thị trường sẽ thay đổi thường xuyên hơn trong môi trường lạm phát cao so

với trong giai đoạn lạm phát thấp (Égert và MacDonald, 2008). Đây là một hàm ý quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam.

5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ nghiên cứu trường hợp vietinbank (Trang 66 - 85)