ngành Dệt may da giầy 0.471
CHIỀURỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU.
3.1. Phương hướng.
Theo Đại hội Đảng lần thứ X: “tăng trưởng về số lượng phải đi đôi
với chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức”. Có thế mới “ sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển là mục tiêu trực tiếp của Đại hội 10”, Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thư X đồng thời chỉ rõ “…tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc giải
quyết hài hoà mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển đất nước.
Một số phương hướng giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu:
Trước tiên, phải xác định một cách rõ ràng các ngành công nghiệp chủ chốt. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giày, điện tử tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng…Xây dựng chọn lọc một số cơ sở công nghiệp: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng…với bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghệ sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghệ quốc phòng với công nghiệp dân dụng.
Thứ hai, phát triển khoa học công nghệ đi đôi với ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Đó cũng chính là thực chất của quá trình đầu tư theo chiều sâu và cũng là yêu cầu tất yếu của Đại hội Đảng lần thứ X, của thời đại ngày nay.
3.2. Giải pháp.
Theo những phương hướng đầu tư một số giải pháp cụ thể để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiêu sâu như sau:
Thứ nhất, nên chọn ngành nào là ngành công nghiệp chủ chốt.
tiên. Trong giai đoạn 2006-2020, Việt Nam sẽ chọn ngành nào là ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn để đầu tư phát triển. Có thể nêu ra đây một số ngành:
Nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Đây là nhóm ngành đáp ứng tốt các tiêu chí về năng lực sản xuất, về giá cả, chất lượng và thị trường, đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước về lao động, về tài nguyên…và có khả năng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Căn cứ vào thực tế phát triển và vai trò của các nhóm ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế đất nước giai đoan 2001-2005, vào điều kiện của Việt Nam trong việc đầu tư phát triển cũng như tiềm năng phát triển của các nhóm ngành trong tương lai cả ở thị trường trong nước và thế giới, trong giai đoạn tới một số ngành sản xuất quan trọng sẽ được tập trung các nguồn lực gồm: chế biến nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, lắp ráp cơ điện tử, đóng tàu. Định hướng chung cho nhóm ngành này trong 5 năm tới phải chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, tăng cường khâu thiết kế( dệt may, da giày, lắp ráp cơ điện tử) và trình độ đội ngũ lao động, tăng cường chuyển giao công nghệ, trang thiết bị để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong giai đoạn hội nhập sắp tới.
Nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất. Đây là nhóm ngành công nghiệp có vai trò quan trọng, tăng khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế gồm: điện, dầu khí, than, hoá chất cơ bản, khai khoáng, cơ khí. Nhóm ngành này được coi là cơ sở, nền tảng cho toàn ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung, có vai trò trong việc hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, cung cấp các đầu vào cơ bản về nguyên nhiên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, ảnh hưởng trực tiếp giá thành cũng như chất lượng của các loại sản phẩm công nghiệp.Tập trung phát triển nhóm ngành này chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và ngành công nghiệp tiềm năng phát triển. Định hướng phát triển của nhóm ngành này trong giai đoạn tới là tập trung hoàn thành đúng tiến độ các dự án trọng điểm của ngành để đảm bảo đáp ứng cho các nhu cầu trong nước, tăng cường đầu tư chế biến sâu, nâng cao dần giá trị gia tăng trong sản phẩm, khai thác nguồn tai nguyên trong nước có hiệu quả.
Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng. Là nhóm ngành hiện tại năng lực cạnh tranh còn thấp nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Đây là nhóm ngành ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo hướng hội nhập, sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu và khai thác, mở rộng thị trường nước ngoài. Nhóm ngành này bao gồm lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, hoá dược, hoá mỹ phẩm, chất tảy rửa, cơ khí chế tạo, nhóm sản phẩm từ công nghệ mới.
Thứ hai, cần đi tắt đón đầu bằng cách mua, nhập, chuyển giao công nghệ.
Về phía Nhà nước, chính sách khoa học công nghệ của nước ta trong thời gian tới nên tập trung vào học tập, phổ biến và cải tiến công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài hơn là tìm kiếm đổi mới. Với khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay, chúng ta nhập khẩu rất nhiều công nghệ đa dạng vận hành trong nước để giảm thiểu chi phí nhập khẩu công nghệ. Bộ khoa học công nghệ nên thành lập tiểu ban ứng dụng công nghệ để thực hiện chương trình đổi mới công nghệ ngành công nghiệp. Chức năng của tiểu ban này là tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp các xu hướng và phương pháp ứng dụng các công nghệ cơ bản và hiện đại vào sản xuất và khả năng cạnh tranh của công nghệ ứng dụng.
Ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể về đổi mới và ứng dụng công nghệ đối với các chủ thể trong nền kinh tế, xây dựng và củng cố các nền tảng hạ tầng về khoa học- công nghệ, đặc biệt là tổ chức lại các viện nghiên cứu, hệ thống trường đại học kỹ thuật. Cần có chính sách khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu và cơ quan doanh nghiệp.
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ chuẩn quốc gia về công nghệ dựa theo tiêu chuẩn của khu vực và thế giới để phân loại doanh nghiệp theo trình độ công nghệ. Từ đó có chính sách hỗ trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển
Về phía các doanh nghiệp, phải không ngừng đổi mới công nghệ nhất là giờ đây nước ta đã gia nhập tổ chức WTO thì đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm trở thành một yêu cầu tất yếu nếu không muốn nói là sống còn.
Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao.
Chúng ta thường tự nhận là những người lao động Việt Nam cần cù, thông minh, sáng taọ. Thực tế cho thấy một điều là lao động Việt Nam thiếu kỹ năng công nghiệp cơ bản. Kỹ năng công nghiệp ở đây bao gồm cả tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, và trình độ lao động. Như vậy, những tư chất kia không thể bù đắp nổi sự thiếu hụt đào tạo một cách có bài bản. Với khả năng đầu tư cho giáo dục nên tập trung vào các trường đại học quốc gia, các trường có truyền thống đào tạo công nghệ và kỹ thuật cho ra nguồn nhân lực có trình độ cao. Đồng thời phải tăng cường công tác dạy nghề để sau khi ra trường nguồn nhân lực đó đáp ứng được ngay đòi hỏi của công việc. Định hướng chiến lược phát triển của các cơ sở đào tạo này là chuẩn công nghệ đào tạo của quốc gia và đầu tư tương ứng về ngân sách để các trường này đạt được mức chuẩn yêu cầu. Chuẩn quốc gia về đào tạo cần định hướng ngang
bằng hay cao hơn các quốc gia cạnh tranh đối với các ngành công nghệ chiến lược.
Thứ tư, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Cần khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn đã định hướng như công nghệ chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu khí, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng… và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế gắn với công nghệ hiện đại và tạo nhiều việc làm.Vận động các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ nguồn từ các nước phát triển.
Thứ năm, Nhà nước nên hạn chế việc bảo hộ một số ngành công nghiệp để tạo sự cạnh tranh cao giữa các nhà sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Việc bảo hộ một số ngành công nghiệp là một con dao hai lưỡi. Một mặt, nó có thể nuôi dưỡng ngành công nghiệp non yếu đó đến khi nó cứng cáp hơn để trực diện đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của biển lớn WTO. Mặt khác, nó cũng gây tâm lý ỷ lại vào “bà mẹ” Nhà nước. Các ngành công nghiệp được bảo hộ không những không tăng khả năng cạnh tranh mà còn ngày một tụt hậu, công nghệ sản xuất thua kem các nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới mấy chục năm. Đó là một thực tế của Việt Nam. Mà trong sân chơi WTO theo lộ trình gia nhập của Việt Nam thì sự bảo hộ một cách trực tiếp này không được cho phép và các doanh nghiệp Việt Nam sớm muộn gì cũng phải tự lực cánh sinh.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.
Đó là việc nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng dự toán và thiết kế hoàn thành, quy định rõ trách nhiệm trong từng khâu. Cần sửa nhiều quy định bất hợp lý và gây tiêu cực trong đấu thầu và những quy định máy móc. Tăng cường giám sát khâu thi công và kiểm tra chất lượng công trình. Và cần nâng cao khả năng tài chính, kiểm soát chặt chẽ trong việc chi tiêu. Hơn nữa cần khắc phục sự chồng chéo về chức năng giữa các cơ quan quản lý đầu tư.
Đầu tư với vai trò quyết định cho sự ra đời , tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, đầu tư có ý nghĩa lớn nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế đó . Nhưng giải quyết tốt bài toán về đầu tư là điều không đơn giản. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư như thế nào cho hợp lí, quản lí đầu tư như thế nào cho hiệu quả là thách thức rất lớn. Giải quyết mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu một cách hợp lí cũng là một trong những thách thức đó. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào , nghành nào biết lựa chọn đúng thời điểm để mở rộng sản xuất, biết kịp thời đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp đó, ngành đó sẽ không ngừng vươn lên. Ngược lại nếu chỉ biết bằng lòng với công nghệ hiện có hoặc mở rộng quy mô không hợp lí sẽ dần tụt hậu so với thị trường ,thất bại trong chiến lược kinh doanh. Và muốn đầu tư phát triển công nghệ mới thì việc đảm bảo nguồn vốn bằng cách mở rộng sản xuất là điều rất quan trọng . Mặc dù có thể coi hai hình thức đầu tư này có mối quan hệ lượng chất nhưng rõ ràng đó là hai gọng kìm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp, cho ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế. Xu thế hội nhập kinh tế cũng đi kèm với quy luật “mạnh được yếu thua” và các tập đoàn lớn, có tiềm lực sẽ thôn tính dần những doanh nghiệp non yếu . Như một câu châm ngôn: “Nếu đang đi xe đạp,bạn muốn tiến lên mà không cần đạp thì chỉ có một cách là xuống dốc”, doanh nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung phải luôn biết nâng cao năng lực của mình , luôn nỗ lực vươn lên nếu không muốn bị tụt hậu, bị đào thải. Chỉ có cách không ngừng đổi mới và mở rộng thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Một chiến lược khôn ngoan trong sản xuất kinh doanh sẽ là một chiến lược đúng đắn để biết khi nào nên mở rộng quy mô , khi nào cần thực hiện sự đổi mới.Đó là một trong những sách lược thích nghi quan trọng cho một doanh nghiệp , một nền kinh tế.