6. cấu khóa luận Kết tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu dệt may của tỉnh Thái Bình
2.2.3. Thực trạng nhóm chính sách khác
2.2.3.1. Chính sách thuế
Chính sách thuế là một trong những công cụ hữu hiệu của một quốc gia trong việc điều tiết xuất nhập khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng. Tuy nhiên, ở địa phương
chính sách này được vận dụng một cách hạn chế, vì phải tuân thủ các quy định của Chính quyền Trung ương. Chính quyền địa phương chỉ vận dụng được các sắc thuế mà trung ương có quy định khung áp dụng. Chính sách thuế được các tỉnh vận dụng và áp dụng trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt đối với hoạt động thu hút đầu tư.
Theo Sở Cơng thương Thái Bình, địa phương hiện có 50 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước EU như: Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch... Đặc biệt, sau một năm sau thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tận dụng ưu đãi về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, đưa sản phẩm vào thị trường EU một cách thuận lợi. Hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại Thái Bình gia nhập hàng loạt thị trường lớn, thúc đẩy hoạt động giao thương và xuất khẩu. Đặc biệt, nhóm các ngành: dệt may, giày dép, thuỷ sản, gỗ, điện tử… đều là thế mạnh của các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình và thị trường Châu Âu có nhu cầu cao. Để khơng bỏ lỡ cơ hội đưa doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động nghiên cứu về hiệp định EVFTA và thị trường Châu Âu.
2.2.3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chính sách phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 1671/QĐ- UBND ngày 10/07/2018 của UBND tỉnh Thái Bình về việc Phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng lao động trực tiếp sản xuất thường thực hiện tuyển dụng lao động phổ thơng sau đó tổ chức đào tạo theo hình thức truyền thụ hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu công việc, do đó nguồn nhân lực sản xuất trực tiếp thường là những lao động có trình độ chun mơn thấp và trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của khu vực này cịn thấp. Nhìn chung, với lĩnh vực và sản phẩm sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp là sản phẩm xuất khẩu, điều đó tạo mơi trường cạnh tranh sôi động không chỉ trong nước mà cịn trong mơi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt, tạo động lực để các chủ doanh nghiệp phải quan tâm chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực, và chính bản thân người lao động cũng không ngừng phải chủ động nâng cao tay nghề. Đây cũng là môi trường thuận lợi để đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, sự phát triển của các khu cơng nghiệp cịn thiếu động bộ và chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ
cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu sản xuất trong các doanh nghiệp tại khu cơng nghiệp, cịn thiếu sự chuẩn bị một đội ngũ lao
động có tay nghề, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, dẫn đến mất cân đối về lao động kỹ thuật, thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao. Tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong lao động của người lao động cịn kém.
2.2.3.3. Chính sách bảo hiểm hàng dệt may xuất khẩu
Chính sách bảo hiểm hàng dệt may xuất được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm, đây cũng là một công cụ hữu hiệu cho việc bảo vệ nền sản xuất hàng dệt may với nhiều yếu tố rủi ro. Sản xuất hàng dệt may của địa phương cũng thường xuyên chịu các yêu tố rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Các rủi ro thường gặp bao gồm: rủi ro về thị trường, về giá, rủi ro về tỷ giá, …
Với chính sách này, tỉnh có thể thành lập quỹ phịng chống rủi ro hoặc hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ người dân mua bảo hiểm rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu và sản xuấ hàng dệt may xuất khẩu.