Một vài đặc điểm sinh thái có liên quan tới sự phân bố loài Bách vàng

Một phần của tài liệu Bảo tồn tự nhiên của cây bách vàng pdf (Trang 38 - 40)

Bách vàng tồn tại, sinh tr−ởng và phát triển phụ thuộc vào nhiều nhân tố nếu thiếu một nhân tố nào đó cây rất khó sinh tr−ởng, phát triển thậm chí còn có thể bị diệt vong. Một số nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại của loài cây rừng nói chung và Bách vàng nói riêng

4.2.1. ảnh h−ởng của đất tới loài Bách vàng.

Đất là nhân tố không thể thiếu đối với mỗi loài câỵ Qua nghiên cứu, lấy mẫu đất tại 3 xã có Bách vàng phân bố, mỗi xã chúng tôi tiến hành lấy 3 điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu, bao gồm cả đỉnh núi có Bách vàng và cả đỉnh không có Bách vàng. Các mẫu đất đ−ợc xử lý, bảo quản và phân tích trong phòng thí nghiệm Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp. Kết quả sau khi nghiên cứu đ−ợc ghi vào bảng:

Bảng 4-3: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đất tại khu vực nghiên cứu

pH Các chất dễ tiêu (mg/100gđ) Stt Bách vàng phân bố Tên xã Mùn % H2O KCl NH4 + K2O P2O5 1 Tập trung Cán Tỷ 18,41 6,8 6,3 5,26 2,63 0,79 2 Rải rác Cán Tỷ 10,53 7,2 7,0 5,67 17,89 1,67

3 Rải rác Thanh Vân 13,67 6,8 6,5 11,40 36,03 1,80

4 Rải rác Bát Đại Sơn 11,49 6,3 5,8 8,47 20,63 1,63

5 Rải rác Bát Đại Sơn 13,69 6,5 6,3 10,53 30,67 3,68

6 Không có Cán Tỷ 15,05 7,6 7,3 4,46 16,67 0,47

7 Không có Thanh Vân 13,52 7,0 6,8 5,89 22,85 3,01

8 Không có Thanh Vân 11,10 7,4 7,1 5,31 20,66 1,48

9 Không có Bát Đại Sơn 12,59 7,0 6,8 9,02 30,05 3,01

Từ kết quả mô tả ban đầu ở ngoài thực địa, kết hợp với phân tích đất trong phòng thí nghiệm chúng tôi thấy ở vị trí nghiên cứu chủ yếu là đất Feralít mùn trên núi, màu nâu đen, phân bố ở độ cao trên 700m ở cả 3 xã: Cán Tỷ, Thanh Vân, Bát Đại Sơn. Sau khi phân tích đất chúng tôi thấy:

- Bách vàng thích hợp với nơi có hàm l−ợng mùn cao (18,41%); pHH2O= 6,8 (trung tính); pHKCl= 6,3 (không cần bón thêm vôi) và chúng phân bố tập trung chỉ có một đỉnh duy nhất với tên Háng Tống Chống (H’mông), có toạ độ địa lý:

230 05’ 805 độ vĩ Bắc 1050 01’ 054 độ kinh Đông

ở xung quanh khu vực có độ cao 1160m so với mực n−ớc biển, thuộc xã Cán Tỷ. Theo thang đánh giá phân loại mùn trong đất đồi núi Việt Nam, nếu hàm l−ợng mùn < 1% là đất nghèo mùn, nếu > 8% là đất giầu mùn (Hà Quang Khải, 1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy Bách vàng rất thích hợp ở khu vực giầu mùn.

- Nơi Bách vàng phân bố rải rác, trên các đỉnh hoặc gần đỉnh núi đá vôi, chúng tôi đã chọn 4 điểm thu mẫu, sau khi phân tích, kết quả thu đ−ợc nh− sau: Hàm l−ợng mùn giao động từ 10,53% đến 13,69%, pHH2O giao động từ 6,3 đến 7,2 (trung tính), pHKCl giao động từ 5,8 đến 7,0 (không cần bón thêm vôi)

- Nơi không có Bách vàng phân bố, trên các đỉnh hoặc gần đỉnh núi đá vôi, chúng tôi cũng chọn 4 điểm thu mẫu và sau khi phân tích, kết quả thu đ−ợc nh− sau: Hàm l−ợng mùn giao động từ 11,10% đến 15,05%, pHH2O giao động từ 7,0 đến 7,6 (trung tính), pHKCl giao động từ 6,8 đến 7,3 (không cần bón thêm vôi).

Theo TS- Hà Quang Khải và giáo trình đất Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp cho biết hàm l−ợng mùn thu đ−ợc nh− bảng 4-3 là rất cao, nồng độ pH ở mức độ trung tính và không cần phải bón thêm vôị Kết quả các chất dễ tiêu NH4+,K2O, P2O5thu đ−ợc nh− bảng 4-3 trên là ở mức độ trung bình.

Nh− vậy, theo kết quả thu đ−ợc cho thấy Bách vàng thích hợp với loại đất có hàm l−ợng mùn cao, đất xốp, trung tính, hàm l−ợng NH4+, K2O và P2O5 ở mức độ trung bình.

Một phần của tài liệu Bảo tồn tự nhiên của cây bách vàng pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)