TRIỂN VỌNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1 Triển vọng về xuất khẩu lao động của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

1. Triển vọng về xuất khẩu lao động của Việt Nam

1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động

Trong những năm qua xuất khẩu lao động ở nước ta đã đóng góp rất nhiều vào việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Chính vì vậy mà xuất khẩu lao động đã được quốc hội đánh giá là một hoạt động thường niên của mình nhằm chấn chỉnh những chính sách đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện hệ thống phát luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động này tạo ra một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để bảo vệ người lao động. Từ năm 1996 đến nay Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định và đến ngày 1/7/2007 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã minh chứng cho điều đó.

Chính phủ trực tiếp đàm phán với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam để kí kết các thỏa thuận, hiệp ước về xuất khẩu lao động nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động Việt Nam.

Trong thời gian gần đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa hoàn tất dự thảo đề án “Dạy nghề xuất khẩu lao động đến năm 2015” và đang tiến hành lấy ý kiến của các địa phương trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của đề án là đến năm 2010 lao động xuất khẩu được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ tối thiểu 75%; đến năm 2015 chủ yếu xuất khẩu lao động có nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và chuyên gia; 100% lao động xuất khẩu được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động. Khi dự án này được đưa vào áp dụng trong thực tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng của lao động nước ta và sẽ củng cố được thương hiệu lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới.

Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài. Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, cách ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.

Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.

1.2 Những triển vọng về xuất khẩu lao động

1.2.1 Triển vọng về nguồn lao động cho xuất khẩu

Dân số là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu lao động. Nước ta hiện nay đang đang sở hữu một lực lượng lao động dồi dào và đa dạng. Đến năm 2009 dân số nước ta là 85.789.573 người trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 66% trong tổng dân số. Đây là một lực lượng đóng góp rất nhiều vào hoạt động phát triển kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Hàng năm nước ta có khoảng hơn 1,8 triệu người tham gia mới vào thị trường lao động trong khi đó số người về hưu hàng năm khoảng 700 nghìn người. Điều đó cho thấy nguồn cung lao động của nước ta ngày càng tăng trong khi cầu về lao động trong nước không đủ đáp ứng. Với những đặc điểm đó lao động nước ta hiện đang thiếu việc làm trầm trọng. Chính vì vậy triển vọng cho xuất khẩu lao động là rất lớn.

Dựa trên đặc điểm về lao động của nước ta hiện tại thì Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang xúc tiến quá trình đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu nhằm phát triển chất lượng lao động xuất khẩu của nước ta.

1.2.2 Triển vọng về thị trường tiếp nhận lao động nước ta

Trong những năm gần đây xuất khẩu lao động của nước ta đã có những bước tiến rõ rệt đó là nhờ sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan liên quan và với sự năng động, nhạy bén bằng nhiều biện pháp do vậy chất lượng lao động nước ta từng bước được cải thiện.

Chính phủ phối hợp với các bộ ngành liên quan đã có nhiều hoạt động mở rộng và củng cố thị trường xuất khẩu lao động:

Khu vực Châu Á tập trung chủ yếu ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Malaysia, … các thị trường này sẽ tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam trong những năm tới. Năm 2010 thị trường Châu Á được xem là “thị trường vàng” của xuất khẩu lao động Việt Nam.

Khu vực Bắc Mỹ: Tập trung chủ yếu là Mỹ và Canada, đây là 2 thị trường tiềm năng đang thu hút nhiều lao động Việt Nam. Theo hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam thì phía Việt Nam đang đàm phán để đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các thị trường cao cấp này.

Thị trường Châu Âu: Nhiều thị trường có lao động Việt Nam tham gia là Đức, Anh, Pháp, Czech, … đang được khai thác một cách triệt để.

Thị trường Trung Đông: Chủ yếu là thị trường ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ko-oét, Libi… bước đầu đi vào hoạt động và có hiệu quả cao.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thu thập các thông tin về tình hình và nhu cầu lao động của nước ngoài xúc tiến mở rộng thêm các thị trường lao động mới.

2. Mục tiêu về xuất khẩu lao động

2.1. Những phương hướng và mục tiêu trước mắt cho xuất khẩu lao động của Việt Nam trong năm 2010 Việt Nam trong năm 2010

Về công tác phát triển thị trường ngoài nước: Trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn tập trung phát triển các thị trường truyền thống đã và đang nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn như Trung Đông, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là những thị trường luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam với yêu cầu không quá cao về tay nghề, ngoại ngữ, phù hợp với lao động Việt Nam. Cụ thể là:

Malaysia vẫn là thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Trong năm 2010, để đẩy mạnh số lượng lao động đưa sang làm việc tại Malaysia cần phải làm tốt: Thẩm định các hợp đồng tốt, ổn định, ít rủi ro, hướng dẫn các doanh nghiệp ký kết, triển khai đưa lao động đi; Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chính quyền, đoàn thể ở địa phương tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc tại Malaysia. Cung cấp cho người lao động thông tin đầy đủ, khách quan về thị trường để người lao động đăng ký đi làm việc tại Malaysia; Theo dõi, giải quyết tốt, kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các vụ việc kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới người lao động và dư luận.

Trung Đông là thị trường trọng điểm đưa lao động đi trong những năm tới. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai chương trình đưa 4.000 lao động sang làm nhân viên bảo vệ tại UAE. Đây là chương trình hợp tác giữa Chính phủ hai nước nên nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở để tiếp tục mở rộng hợp tác lao động giữa hai nước. Bên cạnh đó, Ả rập Xê út cũng là quốc gia Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự kiến tăng cường đầu tư, khai thác để đưa lao động sang làm việc. Để đưa được nhiều lao động sang Trung Đông, sẽ triển khai thực hiện các giải pháp sau: Mở rộng công tác hỗ trợ đào tạo các nghề có nhu cầu cao tại thị trường như nghề hàn 3G, 6G; các nghề xây dựng, cơ khí, dịch vụ; Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ và nghề trong các lĩnh vực khác cũng có nhu cầu như du lịch, khách sạn, thương mại bán lẻ.

Thị trường Đài loan vẫn là một thị trường trọng điểm, đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và khán hộ công trong viện dưỡng lão. Tuy nhiên, Đài Loan vẫn chưa nhận trở lại lao động làm việc trong lĩnh vực thuyền viên tàu cá biển gần và giúp việc gia đình. Trong năm 2010, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, xúc tiến tổ chức Hội nghị lao động với Đài Loan, từ đó mở rộng số doanh nghiệp và các ngành nghề lao động phía Đài Loan tiếp nhận để nâng cao thị phần lao động Việt Nam tại Đài Loan.

Sau khi được dỡ bỏ cấm vận, Libya hiện đang có nhu cầu xây dựng lại đất nước nên khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc cao, dự kiến từ 30 – 40 nghìn lao động/năm. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chỉ đạo xây dựng phương án triển khai thị trường Libya để mở rộng một cách bền vững theo phương châm đưa lao động đi phù hợp với khả năng quản lý.

Hàn Quốc trong những năm vừa qua là nước mà nhiều người lao động Việt Nam mong muốn được đến làm việc. Số lượng lao động Việt Nam được ký hợp đồng và sang làm việc tại Hàn Quốc luôn đứng đầu trong số các nước đưa lao động sang Hàn Quốc. Trong năm 2010, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc tiếp tục quảng bá về lao động Việt Nam, thúc đẩy việc tổ chức kiểm tra tiếng Hàn dành cho lao động có nguyện vọng sang làm việc tại Hàn Quốc. Với sự hồi phục của nền kinh tế Hàn Quốc và sự cố gắng của Việt Nam, số lượng lao động

được đưa sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2010 có thể sẽ tăng hơn nhiều so với năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ đạo các doanh nghiệp phái cử tu nghiệp sinh sang Nhật Bản thực hiện theo quy định mới của phía Nhật Bản; Đẩy mạnh việc hợp tác chương trình đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản với tổ chức IMM, dành đáng kể chỉ tiêu của chương trình cho những đối tượng huyện nghèo; Xúc tiến đàm phán sớm để ký kết Hiệp định về đưa lao động sang Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và chuẩn bị điều kiện, đào tạo chuẩn bị nguồn lao động triển khai chương trình này.

Ngoài các thị trường trên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan và doanh nghiệp xuất khẩu lao động tập trung khai thác hợp đồng đưa lao động trình độ cao sang các nước như Úc, New Zealand, Canada cũng như các hợp đồng nhận lao động thời vụ (thu hái hoa quả) tại các nước châu Âu như Phần Lan, Thuỵ Điển…

Bên cạnh đó Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình thực tế.

Ngoài ra trong năm 2010, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu, bao gồm: Hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù, nghề đòi hỏi kỹ thuật cao mà thị trường lao động quốc tế có yêu cầu; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo tất cả người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cấp chính quyền tuyển chọn, đào tạo đủ nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thông tin khách quan tham gia xuất khẩu lao động.

Về công tác quản lý lao động: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc ở nước ngoài. Ngoài việc tăng cường công tác quản lý của các cơ quan đại diện, của Ban Quản lý lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ xây dựng để thực hiện cơ chế quản lý lao động của doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường tiếp nhận lao động, bảo đảm quản lý chặt chẽ, bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xuất khẩu lao động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đặc biệt là tăng cường công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo trong xuất khẩu lao động. Tăng cường công tác phổ biến luật, các văn bản quy định của pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tới người dân, đặc biệt đối với các đối tượng là người lao động ở các huyện nghèo.

Trong năm 2010, Bộ sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai rộng khắp Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ

trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, mục tiêu đưa khoảng 7000 lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài.

2.2. Những phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 Nam trong giai đoạn 2010 – 2015

Theo quyết định 71/2009/QĐ – TTg về việc phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 – 2020 thì trong giai đoạn này nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Trong giai đoạn này tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi. Đào tạo nghề được coi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện nay. Cần tăng cường nguồn lao động có chất lượng, có ngoại ngữ. Đào tạo kĩ năng, kỉ luật lao động và tác phong làm việc cho người lao động. Tập trung khai thác những thị trường có chuyên môn. Có như vậy chúng ta mới đưa lao động đi làm việc ở những thị trường mới có thu nhập cao hơn.

Bên cạnh đó tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các địa phương về quyết đinh 71/2009/QĐ – TTg. Theo đó các tỉnh thành cần rà soát, bổ sung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 25 - 29)