Việt Nam
3 2 2 1 Pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sự hồn thiện một bước các quy định và điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản, phổ biến trong hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
Thực hiện chủ trương của Đảng, đẩy mạnh hoạt động PBXH của MTTQVN và các TCTV của Mặt trận, công tác xây dựng pháp luật về PBXH đã được quan tâm, đẩy mạnh, đặc biệt là sau khi Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua Kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001, Điều 9 Hiến pháp 2013 ghi nhận một cách tồn diện, đầy đủ tính chất, vị trí, vai trị của MTTQVN, trong đó có những điểm mới lần đầu tiên được quy định đó là: “Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân…, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Theo đó, vị trí của MTTQVN được nâng lên một tầm mới, Mặt trận là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Mặt trận có vai trị và trách nhiệm thực hiện dân chủ và tăng cường đồng thuận xã hội; Mặt trận có chức năng giám sát và PBXH và Mặt trận có quyền tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trên cơ sở quy định này của Hiến pháp 2013, việc xây dựng pháp luật về hoạt động PBXH của MTTQVN đã được quan tâm xây dựng và đạt được những kết quả quan trọng, quy định và điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản, phổ biến trong hoạt động giám sát và PBXH của MTTQVN và các TCTV Một trong những kết quả nổi bật trong xây dựng pháp luật về PBXH là Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL (năm 2020) và Luật MTTQVN năm 2015 (sửa đổi) Hai đạo luật này đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về PBXH và vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của MTTQVN trong hoạt động PBXH, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống QPPL trong các lĩnh vực cụ thể
Tại Điều 6 Luật Ban hành QPPL năm 2020 quy định:”2 Mặt trận tổ quốc
Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được phản biện xã hội thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội
3 Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật”
4 Ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản”
Như vậy, Luật Ban hành VBQPPL khơng những quy định rõ về vị trí, vai trị và trách nhiệm của Mặt trận trong tổ chức các hoạt động PBXH; về giá trị của ý kiến PBXH của Mặt trận, mà cịn quy định một số nội dung có tính ngun tắc, về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo và cơ quan có liên quan trong việc tạo điều kiện để Mặt trận thực PBXH đối với dự thảo VBQPPL và trong việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến PBXH trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản
Trong Luật MTTQVN, hoạt động PBXH được xây dựng thành một chương (Chương VI), với 6 điều, quy định khá tồn diện về những vấn đề: Tính chất, mục đích, nguyên tắc PBXH; Đối tượng, nội dung, phạm vi PBXH; hình thức PBXH; quyền và trách nhiệm của MTTQVN trong hoạt động PBXH; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện
Trên cơ cơ các quy định của Hiến pháp 2013, Luật Ban hành văn QPPL năm 2020 và Luật MTTQVN năm 2015 nhiều VBQPPL được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới có những quy định về PBXH hoặc có liên quan đến PBXH của
MTTQVN và các TCTV (như trình bày tại mục 3 2 1 ), góp phần đáp ứng nhu cầu khách quan về PBXH trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
3 2 2 2 Pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bước đầu hình thành được mơ hình tương đối hợp lý, quy định rõ những vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mơ hình pháp luật về PBXH bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có những nguyên tắc, quy định cơ bản để điều chỉnh những vấn đề: tính chất, mục đích, phạm vi điều chỉnh của pháp luật PBXH; chủ thể thực hiện PBXH; đối tượng và khách thể của PBXH; chính sách của Nhà nước về PBXH; nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện PBXH; trình tự, thủ tục thực hiện PBXH; xử lý kết quả PBXH; trách nhiệm của các CQNN, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đối với PBXH; điều kiện để thực hiện PBXH
Đối chiếu với những nguyên tắc, quy định được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN năm 2015, Luật Ban hành VBQPPL năm 2020 các VBQPPL khác cho thấy, mặc dù chưa đầy đủ, toàn diện, nhưng pháp luật về PBXH của MTTQVN về cơ bản đã quy định và điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất, trong một phạm vi hợp lý, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay Có thể nêu khái quát về
những quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động PBXH của MTTQVN như sau: - Về chủ thể, pháp luật về PBXH quy định hai loại chủ thể là chủ thể phản biện và chủ thể được (chịu sự) phản biện Chủ thể PBXH bao gồm MTTQVN và các TCTV Chủ thể được phản biện là cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan Đối với mỗi loại chủ thể, mỗi chủ thể pháp luật đều có quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể MTTQVN là chủ thể thực hiện PBXH, đặc biệt, những quy định về chủ thể Mặt trận
được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN, Luật Ban hành VBQPPL và những văn bản có liên quan khác Đối với các chủ thể khác, pháp luật khơng có những quy định cụ thể và rõ ràng như quy định đối với MTTQ, nhưng có những quy định chung để điều chỉnh những nội dung của PBXH Ví dụ, đối với các hội, hiệp hội, Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội quy định: Hội có quyền “tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề
nghị của cơ quan nhà nước”; “Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của hội theo yêu cầu của pháp luật” (Điều 23) Đối
với các hội đặc thù, Điều 34 của Nghị định số 45/NĐ-CP quy định: “tư vấn, phản
biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu…” Đối với một số tổ chức như Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật Việt Nam (VUSTA), Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Hội Luật gia Việt Nam (VLA)… nhiệm vụ tư vấn, PBXH được ghi trực tiếp trong Điều lệ của tổ chức đó và trong một số VBQPPL hoặc văn bản chỉ đạo của Đảng Ví dụ, đối với VUSTA, các quy định này được ghi trong Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/1/2002 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của VUSTA và Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ
- Về đối tượng PBXH, tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu cụ thể, pháp luật có quy định khác nhau về phạm vi đối tượng PBXH Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, đối tượng PBXH của MTTQVN có phạm vi khá rộng, bao gồm: các dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của CQNN
- Nội dung PBXH của Mặt trận được quy định khá toàn diện Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật MTTQVN, nội dung PBXH của Mặt trận bao gồm:”sự cần thiết, sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước, Nhân dân, tổ chức”
- Về hình thức PBXH, cùng với việc quy định rõ về chủ thể, đối tượng, nội dung PBXH, Luật MTTQVN và các văn bản hướng dẫn cũng xác định các hình thức PBXH của MTTQVN và các TCTV, bao gồm: Tổ chức hội nghị phản biện; gửi dự thảo phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến
PBXH; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa MTTQVN với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được PBXH Ngồi ra, tùy thuộc vào u cầu và mục đích cụ thể, các TCTV của MTTQVN có thể đề xuất các hình thức PBXH phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của tổ chức mình
3 2 2 3 Pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với điều kiện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm tính thống nhất và tính khả thi
Phản biện xã hội là một trong những phương thức quan trọng để thực hành dân chủ Tuy nhiên, PBXH cũng là vấn đề phức tạp, tinh tế và nhạy cảm, đòi hỏi phải xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đồng thời phải có cách thức tổ chức và thực hiện phù hợp để bảo đảm cho các hoạt động PBXH được thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả
Trong giai đoạn vừa qua, pháp luật về PBXH ở nước ta đã được xây dựng theo hướng đề cao vai trò của MTTQVN và các thành viên cửa Mặt trận; quy định rõ tính chất, mục đích và nguyên tắc PBXH; xác định đối tượng, nội dung, phạm vi và hình thức PBXH một cách hợp lý; đồng thời quy định rõ quyền và trách nhiệm của MTTQVN và quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện Toàn bộ các hoạt động PBXH của MTTQVN đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm tính xã hội, khách quan, khoa học, xây dựng, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội Với tính chất và mục đích đó, pháp luật về PBXH đã xác định rõ những nguyên tắc hoạt động PBXH MTTQVN là dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của thành viên, hội viên, đồn viên và nhân dân; tơn trọng các ý kiến khác nhau nhưng khơng trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc
Bám sát các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PBXH, trong thời gian vừa qua, UBMTTQVN các cấp đã làm tốt vai trị chủ trì phối hợp với các tổ chức CT-XH, các TCTV khác Hằng năm, Ủy ban MTTQ các cấp đã hiệp thương thống nhất xây dựng kế hoạch PBXH, làm rõ hơn vai trị chủ trì của MTTQVN và của từng tổ chức CT-XH, khắc phục sự trùng lặp về nội dung, thời gian, địa bàn giám sát Việc xây dựng Kế hoạch giám sát và PBXH
hàng năm luôn được UBTWMTTQVN và các tổ chức CT-XH bám sát Chương trình xây dựng luật, pháp luật hàng năm của Quốc hội
Ủy ban Trung ương MTTQVN đã thành lập 07 Hội đồng tư vấn bao gồm nhiều chuyên gia, nhà khoa học để giúp cho UBTWMTTQVN tham gia góp ý, phản biện các dự án chính sách, pháp luật có liên quan Một số TCTV cũng có nhiều cách làm phong phú để phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học tham gia có chất lượng vào việc góp ý, phản biện một số dự án chính sách, pháp luật, chương trình, dự án kinh tế - xã hội của Nhà nước Các TCTV trong những năm qua đã tham gia góp ý, PBXH nhiều dự thảo VBQPPL Nhiều bản góp ý của UBTWMTTQVN và các TCTV do biết phát huy trí tuệ của đội ngũ tư vấn, cộng tác viên mà có chất lượng cao, có sắc thái riêng của MTTQVN, được cơ quan soạn thảo tiếp thu để trình ra UBTVQH
Trong nhiệm kỳ 2014 - 2019 (nhiệm kỳ IX), UBTWMTTQVN đã tổ chức 12 hội nghị PBXH các dự án luật như Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, Luật về Hội, Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Giáo dục (sửa đổi), dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng (sửa đổi); dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo; Đề án Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo