XIII. Phân tích hiệu quả đầu tư
1. Hiệu quả đầu tư
Dự án được điều chỉnh tập trung vào công tác xây dựng CSDL đất đai. Về hiệu quả đầu tư, việc chuyển đổi từ hồ sơ giấy sang dữ liệu hồ sơ đất đai (thu thập, xử lý, lưu trữ) và cung cấp dữ liệu đất đai một cách chính xác từ CSDL đất đai đã xây dựng là một dịch vụ cơng mang lại lợi ích cho các cá nhân cơng dân, các tổ chức công, các doanh nghiệp. Với quản lý nhà nước, CSDL đất đai liên thông với các CSDL quốc gia khác như CSDL quốc gia dân cư, CSDL doanh nghiệp sẽ giảm trùng lắp thơng tin, tránh được việc một thơng tin có thể được nhập nhiều lần trong các hệ thống thông tin khác nhau, đem lại hiệu quả cao trong lĩnh vực CNTT.
Việc ghi nhận tính pháp lý về quyền sử dụng đất là một trong những chức năng và trách nhiệm quan trọng của nhà nước đối với người dân đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, Dân tộc thiểu số.
Xét về hiệu quả đầu tư, các hiệu quả chính mà cơ sở dữ liệu đất đai đem lại có thể được tóm tắt như sau:
- Lưu trữ chính xác thơng tin về quyền sử dụng đất đai và cung cấp các cơ chế để bảo mật về thông tin;
- Các thông tin về thống kê, kiểm kê đất đai, cung cấp các số liệu chính xác về hiện trạng sử dụng đất đai để phục vụ các định hướng phát triển kinh tế - xã hội; - Hỗ trợ đảm bảo thu thuế đất cơng bằng, tạo bình đẳng giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư;
- Là một trong những yếu tố tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội;
- Khi dữ liệu đất đai được lưu trữ một các minh bạch trong CSDL, sẽ giảm khả năng xảy ra xung đột về đất đai, có thể gây nên các bất ổn về kinh tế-xã hội.
Hiện nay, phần lớn các thửa đất đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). (92 % theo diện tích đất cần cấp). Tuy nhiên, chất lượng hồ sơ thường khơng đạt tiêu chuẩn, cịn mâu thuẫn giữa bản đồ và hồ sơ, mâu thuẫn giữa hiện trạng.
Trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, với các tỉnh ngoài dự án VILG, đang sử dụng nhiều hệ thống khác nhau và cơ sở dữ liệu khác nhau (khuôn dạng) để ghi lại thông tin về GCNQSDĐ và các thông tin liên quan đến đất đai khác. Điều này sẽ dân tới việc khó khăn (hoặc khơng thể) chia sẻ dữ liệu đất đai, việc khai thác dữ liệu đất đai còn han chế và chủ yếu trong phạm vi của tỉnh.
Dự án VILG triển khai xây dựng CSDL đất đai của 30 tỉnh, tuy nhiên được lưu trữ quản lý, vận hành theo mơ hình tập trung thống nhất và vận hành trên 1 hệ thống phần mềm duy nhất. Dự án VILG khắc phục được việc phải giải quyết vấn đề kết nối giữa các hệ thống, hoặc chuyển đổi dữ liệu khi muốn sử dụng dữ liệu trên phạm vi tồn quốc, thơng thường là một cơng việc tốn kém về kinh phí và mất nhiều thời gian. Đây là một hiệu quả đầu tư thấy rõ khi dự án VILG triển khai 1 hệ thống thống nhất trên phạm vi 30 tỉnh thuộc dự án.
Dự án VILG sẽ nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp dịch vụ liên quan đến đất đai ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện.
Dự án VILG xây dựng CSDL đât đai của 30 tỉnh trên một hệ thống thống nhất để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Hệ thống này đã thay thế cho các hệ thống khác nhau trước đây đang được sử dụng ở 30 tỉnh của dự án.
Mơ hình vận hành CSDL đất đai của dự án VILG sẵn sàng để triển khai trên phạm vi toàn quốc. Về hiêu quả đầu tư, việc triển khai thành cơng dự án VILG có khả năng được triển khai, áp dụng ở tất cả các tỉnh trên toàn quốc.