Số liệu so sánh ở bảng 4-8 cho thấy kết quả tính toán của TVTK thiên nhỏ cả về lưu lượng xả và mực nước thượng lưu. Nguyên nhân chủ yếu là do công trình xả ở đây khá phức tạp bao gồm cả phần lòng sông thu hẹp và khoang tràn số 5; mức độ chảy ngập qua đập tràn là lớn nên hệ số chảy ngập ζn biến đổi rất nhanh, trong tính toán thử dần, nếu không có quy trình hợp lý sẽ gặp sai số rất lớn.
Mực nước thượng lưu (Zt) theo kết quả tính toán của TVTK là thiên nhỏ (ΔZt = - 0,64m) dẫn đến cao trình đê quai thiết kế sẽ thấp hơn yêu cầu là 0,64m, nguy cơ nước lũ tràn qua đê quai trong khi thi công là có thể xảy ra.
KẾT LUẬN
Trong đề tài này tập trung nghiên cứu về tính toán điều tiết lũ hồ chứa khi có chảy ngập chảy qua đập tràn. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra được các kết luận sau đây:
1. Trong tính toán điều tiết lũ để thiết kế hồ chứa hiện nay, vấn đề chảy ngập qua tràn chưa được xem xét chi tiết trong từng thời điểm tính toán mà chỉ mặc định một trị số ζn chung cho tính toán, điều này có thể dẫn đến sai số của mực nước trong hồ, hoặc thiên về nguy hiểm (Zt tính toán thiên nhỏ), hoặc thiên về an toàn (Zt tính toán thiên lớn). Sai số theo hướng thứ nhất là không chấp nhận được, còn theo hướng thứ hai thì gây lãng phí trong đầu tư xây dựng.
2. Một trong những giải pháp hợp lí để tính toán sai số trong tính toán điều tiết lũ khi có chảy ngập qua đập tràn là xác định trị số của của hệ số chảy ngập tương ứng với từng thời điểm tính toán . Tuy nhiên điều này đòi hỏi khối lượng tính toán rất lớn và cần thiết phải có quy trình tính toán hợp lý
3. Quy trình tính toán hợp lý được đề xuất trong nghiên cứu này như sau:
+ Bước 1: Xây dựng quan hệ phụ trợ q ~ Zt có xét đến chảy ngập qua đập tràn: Trình bày ở mục 2.3 của báo cáo này.
+ Bước 2: Tính toán điều tiết lũ với việc sử dụng quan hệ q~ Zt đã lập ở bước trên . Quy trình toán toán được trình bày ở mục 3.3 và lưu đồ tính toán được trình bày trên hình 3-2 của báo cáo này.
4. Vận dụng để tính toán cho đập tràn của thủy điện Hồi Xuân khi xả lũ chính vụ và lũ khi thi công (mùa lũ 2012) cho thấy:
- Trong tính toán điều tiết lũ với từng trường hợp chảy ngập của đập tràn, nếu mặc định trị số ζn thì có thể gặp sai số lớn về mực nước trong hồ, hoặc thiên về nguy hiểm (không chấp nhận được), sai số về lưu lượng xả thường là nhỏ và không gây xáo trộn nhiều trong tính toán thủy lực sau này.
- Công trình xả càng phức tạp thì (có nhiều cửa xả, ở các cửa xả khác nhau) và mức độ chảy ngập của đập tràn càng cao thì sai số gặp phải trong tính toán càng lớn và do đó nhất thiết phải áp dụng quy trình tính toán như đề nghị trong báo cáo này.
5. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này là mở rộng nghiên cứu đối với trường hợp cống xả sâu, cũng như thiết lập chương trình tính toán điều tiết lũ có xét đến chảy ngập khi công trình tính tháo có các hình thức khác nhau, và đặt ở các cao trình khác nhau.
T I LI U THAM KH O
1. Trường Đại học Thủy lợi – Giáo trình Thủy văn công trình – NXB Xây dựng.
2. Trường Đại học Thủy lợi – Giáo trình thủy lực tập 2 - NXB Nông nghiệp- Hà nội 2006.
3. Bộ Thủy lợi (1977) – Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn QPTL C8- 76.
4. Hồ sơ Thiết kế k thuật giai đoạn 2 – Công trình Thủ điện Hồi Xuân (2011).