Theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định có hiệu lực thi hành ngày 10/06/2013 và áp dụng tài chính năm 2013.
a. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ
•Tài sản cố định hữu hình
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
* Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
* Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
* Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Trường hợp hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ độc lập.
•Tài sản cố định vô hình:
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện như đã nêu trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không
đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ vô hình được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp hoạt động.
b. Phân loại TSCĐ của doanh nghiệp.
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có những cách phân loại chủ ếu sau:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế:
+ TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể bao gồm:
•Nhà cửa, vật kiến trúc.
•Máy móc, thiết bi
•Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
•Thiế bị, dụng cụ quản lý.
•Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
•Các TSCĐ khác. + TSCĐ vô hình: •Quyền sử dụng đất • Quyền phát hành • Bản quyền sáng chế • Nhãn hiệu hàng hoá
• Phần mềm máy tính
• Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
• TSCĐ vô hình khác
+ TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.Khi kết thúc thời hạn thuê hoặc tiếp tục thuê theo điều kện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi là TSCĐ thuê hoạt động.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu tài sản theo công dụng kinh tế, từ đó đánh giá được trình độ tảng bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp để có hướng trong đầu tư. Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ
- Phân loại theo tinhfhinhs sử dụng - Phân loại theo quyền sở hữu.
c. Khấu hao TCSĐ
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn dưới hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
• Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị TSCĐ trong quá trình sử dụng. Sự hao mòn của TSCĐ tỷ lệ thuện với thời gian sử dụng và cường độ sự dụng chúng, sự hao mòn còn do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, nắng, mưa,…
• Hao mòn vô hình: là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ, do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Với sự phát triển này
làm cho những máy mọc, thiết bị được sản xuất trước đó trở lên lỗi thời và mất giá trị.
Để thu hồi giá trị của TSCĐ do sự hao mòn thì doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao cho tài sản đó nhầm thu hồi TSCĐ để tái sản xuất. Sự khấu hao TSCĐ trong kỳ thể hiện bằng tiền bộ phận giá trị tài sản cố định hao mòn và được tính chuyển vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một số tiền được rút ra từ tiền thu bán hàng tương ứng với số đã khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao TSCĐ thì tiền khấu hao được tích lũy lại dần dần dưới hình thái một quỹ tiền tệ dự trữ được gọi là quỹ khấu hao.
Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp.