Theo ông Lê Minh Đức (Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp- Bộ công thương), việc sản xuất ethanol ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguyên liệu củ
sắn, với hiệu suất chuyển hóa đạt tới 92% và theo các chuyên gia, sử dụng nguyên liệu sắn có lợi hơn so với mía.
Hiện Việt Nam đã xây 4 nhà máy sản xuất ethanol từ nguyên liệu sắn củ
(khoai mì) tại Quảng Nam, Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước, công suất mỗi nhà máy là 100 triệu lít ethanol/năm. Như vậy, tổng nhu cầu nguyên liệu là 1 triệu tấn sắn củ (khô)/năm. Mặt khác, có khoảng hơn 10 dự án sản xuất ethanol đang được thành lập.
Do vậy, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất ethanol đánh giá, tại
Việt Nam sắp tới, chắc chắn nguồn sắn cho sản xuất cồn sẽ bị thiếu hụt. Mặt khác,
Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện KHKTNN miền Nam cho rằng, giải pháp mở rộng diện tích trồng sắn củ là không khả thi mà cần cải thiện khâu giống và canh tác thâm canh cho tốt để tăng năng suất hơn nữa.
Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Tp.HCM đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất cồn từ nguyên liệu củ và bã sắn. Thực trạng
các đơn vị sản xuất cồn từ rỉ đường đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyện liệu
và giá thành sản phẩm, do đó đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hướng giải quyết cho công nghiệp sản xuất cồn. Thực tế cho thấy, để thu
được 1 lít cồn cần 4 kg rỉ đường mía; mỗi kg giá là 1.600 đồng/ kg, nên 1 lít cồn tốn
khoảng 6.400 đồng cho chi phí nguyên liệu, chưa tính đến các khoản chi phí khác. Trong khi đó, nếu sử dụng sắn thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều vì đây là nguồn nguyên liệu có sẵn, ổn định về sản lượng và giá thành rẻ. Một kg củ sắn tươi trung bình giá khoảng 600 đồng/kg, nếu so với nguyên liệu rỉ đường thì rẻ hơn 2/3 giá thành.
Bã sắn là phế phẩm từ các nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Theo thống kê, trên
cả nước có khoảng 28 nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Nên việc tận thu nguồn phế
phẩm này sẽ giúp tăng hiệu suất sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường đáng kể. Theo nhóm nghiên cứu, để thu được 1 lít cồn 94,5% cần tốn khoảng 2,5 kg sắn củ tươi hoặc 15 kg bã sắn, như vậy nguồn chi phí sẽ giảm đi rất nhiều.
Thời gian qua, ở Việt Nam đã có nơi sử dụng sắn khô để sản xuất cồn nhưng
hiệu suất tạo cồn còn thấp, phải tốn hết 3,5 kg sắn/lít. Còn sản xuất cồn từ nguồn bã sắn thì vẫn chưa có nơi nào thực hiện [2].
Khi chương trình nhiên liệu sinh học (NLSH) của Nhà nước được thực thi, các nhà máy sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ một khối lượng sắn rất lớn. Dự kiến năm 2012,
sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ 16% sản lượng sắn, năm 2015 chiếm 35%, năm 2020 chiếm 41% và đến năm 2025 chiếm 48%. Các tính toán trên dựa vào dự báo nhu cầu xăng tăng 8,5 %/năm; năm 2012 áp dụng E5, năm 2015 áp dụng E10; sản lượng sắn tăng 5%/năm [7].
Như vậy, việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng ngành công nghiệp sản xuất ethanol dựa trên nguyên liệu sắn là rất cần thiết và mang ý nghĩa quan trọng với
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Sắn củ: