III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1 Dân số, lao động và việc làm
4. Giáo dục, đào tạo
Năm học 2018-2019, ngành giáo dục đào tạo đang nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới theo Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học. Trong năm học này, cả nước có 5,3 triệu trẻ em bậc mầm non (0,7 triệu trẻ em đi nhà trẻ và 4,6 triệu trẻ em đi học mẫu giáo); 16,6 triệu học sinh phổ thông đến trường (8,4 triệu học sinh tiểu học; 5,6 triệu học sinh trung học cơ sở; 2,6 triệu học sinh trung học phổ thông) và 1,5 triệu sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp37
.
Giáo dục nghề nghiệp đóng vai trị quan trọng trong đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng về loại hình đào tạo và mơ hình hoạt động. Hiện nay, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 394 trường cao đẳng, 515 trường trung cấp và 1.045 trung tâm giáo dục thường xuyên. Đào tạo nghề năm 2018 đã tuyển mới được 2.210 nghìn người, trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp tuyển sinh được 545 nghìn người; trình độ sơ cấp và chương trình đào tạo nghề khác tuyển sinh được 1.665 nghìn người, trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 800 nghìn lao động nơng thơn học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2018, số học sinh tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề là 2.100 nghìn người, trong đó trình độ cao đẳng và trung cấp là 440 nghìn người, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 1.660 nghìn người.