Việt Nam đang đối mặt với sự suy giảm của cả tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế do đại dịch Covid – 19 gây ra. Tuy nhiên, mối quan ngại lớn nhất đối với nước ta và tồn cầu khơng chỉ dừng lại ở việc xử lý cú sốc ngắn hạn do đại dịch Covid – 19, mà là cách xử lý các nguyên nhân và biện pháp nào là ưu việt nhất để khôi phục lại nền kinh tế nước nhà sau đại dịch. Hiểu được vấn đề đó, Chính phủ cụ thể là NHTW đã có những hành động và biện pháp để phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch.
Ngày 13/01/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT – NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022 nhằm kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngồi ra, chỉ thị còn đề cập đến một số biện pháp nhằm “tái sinh” nền kinh tế như:
Điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với CSTK và các CSKTVM khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 đã đề ra.
Tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025”.
Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng, tăng cường đảm bảo an ninh, an tồn trong hoạt động thanh tốn và chuyển đổi số.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chiến lược tài chính tồn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kết quả minh chứng cho sự nỗ lực trong điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế chính là sự tăng trưởng kinh tế quý I năm 2022 của nước ta đạt 5,03%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của quý I năm 2020 và 2021, điều này cho thấy nền kinh tế dần được hồi phục qua 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19.
Có thể nói, những tác động tích cực của CSTT mà NHTW thực hiện trong thời gian qua đối với nền kinh tế của quốc gia, đã cho thấy sự hiệu quả từ chính sách này. Tuy nhiên, dưới góc nhìn bao qt và mong muốn cho quá trình hồi phục nền kinh tế có trở nên hồn thiện hơn, nhóm em xin được đề xuất một số khuyến nghị đối với CSTT như sau:
Thứ nhất, hoạt động điều hành CSTT nên được tiếp tục triển khai trên cơ sở
phối hợp chặt chẽ với CSTK và các CSKTVM khác để có thể khắc phục những tác động bất lợi mà dịch Covid – 19 gây ra, hỗ trợ đà phục hồi kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế” của Chính phủ. Vì các yếu tố về lạm phát, thanh khoản, lợi tức trái phiếu vẫn đang khá thuận lợi, nên NHNN có thể tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thứ hai, cần tiếp tục vận dụng linh hoạt các công cụ CSTT nhằm đảm bảo và
duy trì thanh khoản hệ thống, đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, thanh khoản góp phần ổn định thị trường và phục hồi tăng trưởng trước các tác động khó lường của đại dịch Covid – 19. Có thể nói, việc duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên hoặc chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19 sẽ hỗ trợ cho những khu vực này có thể nhanh
chóng ổn định và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, NHNN có thể cân nhắc tiếp tục các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho các TCTD để khuyến khích các TCTD cho vay khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực này. Thông qua những kênh truyền dẫn của CSTT, NHNN sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng thúc đẩy nhanh hơn quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Ngồi ra, đối với các khoản tín dụng, Chính phủ cần kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là tín dụng đầu tư hay kinh doanh bất động sản, chứng khốn. Bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Cuối cùng, NHNN nên tiếp tục xem xét điều chỉnh linh hoạt các quy định quản
lý giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng trên cơ sở bám sát các diễn biến vĩ mô. Cụ thể, tăng quyền chủ động cho các TCTD trong các quyết định cho vay với khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Chỉ thị số 01/CT – NHNN vừa ban hành đã tạo điều kiện cho các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Điều này đã giúp các khách hàng doanh nghiệp cơ cấu lại dòng tiền, hỗ trợ nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh cũng như giảm áp lực trích lập dự phịng của các NHTM. Chính vì thế, NHNN có thể cân nhắc cho phép các TCTD chủ động xác định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ căn cứ dựa trên đánh giá nguồn thu, dòng tiền thực tế của khách hàng.