1. Những nội dung cơ bản của quản lý ngân sách địa phương
1.1. Nội dung về quản lý thu chi ngân sách địa phương
1.1.1. Quản lý thu ngân sách địa phương Lập dự toán thu ngân sách:
Việc lập dự toán thu ngân sách địa phương, thơng thường, gồm 4 bước:
Bước 1: Phân tích, đánh giá hiện trạng
Ở bước này, cần thực hiện 2 nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích, đánh giá chung về nguồn thu của ngân sách địa phương: Mức độ đóng góp vào ngân sách, tình hình thực hiện năm trước,...
- Xác định các yếu tố ảnh hường đến nguồn thu và mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguồn thu của ngân sách địa phương.
Bước 2: Xác định những vấn đề có ảnh hưởng lớn, quyết định đến khả năng thu của ngân sách địa phương
Ở bước này, cần làm rõ:
- Những vấn đề mà các yếu tố ảnh hưởng được nêu ở trên đặt ra có tác động lớn, quyết định đến khả năng thu của ngân sách địa phương.
- Các nguyên nhân làm cho những vấn đề vừa được xác định có ảnh hưởng lớn, quyết định đến khả năng thu của ngân sách địa phương.
Bước 3: Tìm giải pháp cho các vẩn đề
Ở bước này, cần chỉ ra các giải pháp cụ thể để xử lý những vấn đề đã được xác định ở bước 2.
Bước 4: Xác định các hoạt động cụ thể để thực hiện các giải pháp được nêu ở trên
Tổ chức thực hiện thu ngân sách:
- Các nguyên tắc thực hiện thu ngân sách:
Một là, thu đúng, thu đủ các khoản được thu.
Trong quản lý ngân sách, việc không đảm bảo nguồn thu cho ngân sách sẽ phá vỡ các chỉ tiêu, kế hoạch dự kiến của địa phương, tác động tiêu cực đến quá hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, quản lý thu phải đảm bảo nguồn thu được tập trung một cách nhanh chóng, thường xuyên và ổn định. Kế hoạch thu được xác lập trên cơ sở dự kiến nguồn thu phát sinh trong hoạt động kinh tế và nhu cầu chi của chính quyền địa phương trong kỳ. Tuy nhiên, không được tăng thu ngân sách bằng mọi giá. Trong quản lý thu, cần đảm bảo một tỷ lệ thu hợp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương, về nguyên tắc, nguồn thu, chỉ có thể gia tăng khi sản xuất, kinh doanh tại địa phương phát triển, đạt năng suất và hiệu quả cao. Chính quyền địa phương khơng được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật. Việc thực hiện thu đúng quy định cũng đòi hỏi trong quản lý và tập trung nguồn thu vào ngân sách địa phương, nếu có các khoản thu khơng đúng chế độ quy định hoặc được miễn giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền đã tập trung vào ngân sách địa phưong thì phải hồn trả. Căn cứ vào quyết định hồn trả của cấp có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước nơi chính quyền địa phương giao dịch xuất quỹ ngân sách địa phương để hoàn trả cho các đối tượng được hưởng.
Hai là, thực hiện đúng quy định về hình thức hạch tốn.
Tất cả các khoản thu ngân sách nhà nước phải được hạnh toán bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản thu bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch tốn ngoại tệ do Bộ Tài chính cơng bố hàng tháng tại thời điểm hạch toán. Các khoản thu ngân sách bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá hiện vật, ngày cơng lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh.
Ba là, thực hiện thu đúng quy trình.
Trong quá trình thực hiện thu, từ lập kế hoạch thu đến tổ chức thu, kiểm tra, đơn đốc người nộp thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước,... đều phải đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Mọi khoản thu vào ngân sách địa phương đều phải có biên lai hoặc phiếu thu và ghi đủ số tiền theo quy định để giao cho người nộp liên và làm cơ sở để hạch toán thu ngân sách địa phương.
Quy trình thủ tục, các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu phải được thông báo và niêm yết công khai tại cơ quan thu và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch trực tiếp với đối tượng nộp.
Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân. Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân trong thu ngân sách địa phương là việc chính quyền địa phương cơng khai quy trình, thủ tục thu ngân sách, người dân có quyền được biết, được bàn bạc và kiểm tra đối với các khoản mà địa phương được thu.
Thực hiện việc thu ngân sách trên cơ sở có sự bàn bạc, tham gia của người dân là cần thiết để người dân hiểu, ủng hộ, tự giác thực hiện tối đa các nghĩa vụ thuế và các khoản huy động đóng góp khác, đồng thời người quản lý ngân sách cũng có trách nhiệm trước dân về việc thu, chi ngân sách. Việc công khai thu ngân sách địa phương được thực hiện như sau:
+ Cơng khai chi tiết dự tốn thu ngân sách địa phương hàng năm đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
+ Cơng khai về mục đích hoạt động của các quỹ được thu, quy chế hoạt động và mục đích sử dụng quỹ, các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được hưởng quỹ.
+ Công bố cơng khai về đối tượng đóng góp, mức đóng góp, hình thức đóng góp.
+ Các đối tượng được miễn, giảm. + Cơng khai thời hạn, quy trình thu.
+ Cơng khai chi tiết kế hoạch và kết quả thực hiện thu.
+ Cơng khai chi tiết quyết tốn thu ngân sách địa phương hàng năm đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn.
+ Thực hiện công bố công khai, chi tiết đến từng lĩnh vực thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên (nếu có) tới tồn thể nhân dân bằng các hình thức: Niêm yết công khai các khoản thu tại trụ sở ủy ban nhân dân và các trung tâm dân cư, văn hóa,...; Đọc trên loa truyền thanh của địa phương hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng khác; Công bố trong các kỳ họp thường niên của Hội đồng nhân dân, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, trong các kỳ họp trực tiếp với những đối
tượng đóng góp cho quỹ.
+ Cơng khai quy trình, thủ tục; các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn giảm, hoàn trả các khoản thu ngân sách địa phương phải được thông báo và công khai tại cơ quan thu và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch trực tiếp; thực hiện công khai và sự tham gia, giám sát của cộng đồng dân cư đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện.
- Hình thức thu ngân sách: Một là, thu bằng chuyển khoản.
Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản người nộp vào tài khoản Kho bạc nhà nước. Thời điểm xác định người nộp thực hiện nghĩa vụ là thời điểm Kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản.
Hai là, thu bằng tiền mặt.
Thu bằng tiền mặt trực tiếp vào Kho bạc nhà nước;
Thu bằng tiền mặt vào ngân hàng nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản;
Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu (được ủy nhiệm thu). Cơ quan thu có trách nhiệm thu tiền từ người nộp, sau đó nộp tồn bộ số tiền thu được vào Kho bạc nhà nước.
- Tổ chức thu ngân sách:
Công tác tổ chức thu ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định về thu ngân sách nhà nước nói chung.
Trong trường hợp cơ quan thuế tổ chức thu:
Cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để nắm bắt và tổ chức thu đối với các đối tượng thuộc diện nộp thuế trên địa bàn. Trước khi tổ chức thu, cơ quan thuế phát hành thông báo nộp thuế tới các đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm chính trong việc đôn đốc các đối tượng nộp thuế để các đối tượng này nộp đúng thời hạn đã thông báo. Trong khoảng thời hạn theo thông báo, đối tượng nộp thuế phải có trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế phải nộp vào Kho bạc nhà nước. Trong trường hợp cơ quan thuế trực tiếp thu thuế, cơ quan thuế phải thông báo công khai cho các đối tượng nộp thuế biết địa điểm thu, thời gian thu.
Trong trường hợp chính quyền địa phương tổ chức thu theo ủy quyền thu:
Trong trường hợp này, cần chú ý thực hiện các nội dung sau:
- Lập kế hoạch thu: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tiến hành lập kế hoạch thu chi tiết theo từng địa bàn, từng đối tượng nộp, thời hạn nộp, hình thức nộp.
- Tổ chức kiểm tra, xác định số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước chi tiết theo các yếu tố: Tên người nộp, mã số thuế (nếu có), số nợ kỳ trước, số tiền phải
truy thu, tổng số tiền phát sinh trong kỳ, số tiền phạt (nếu có), tổng số phải nộp, hạn nộp, địa điểm nộp và mã mục lục ngân sách.
- Bố trí và thơng báo lịch thu tại các địa điểm thu hợp lý.
- Trực tiếp tổ chức thu ngân sách và nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc nhà nước theo quy định.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu ngân sách:
Nội dung này gồm những cơng việc chính sau:
Theo dõi, quản lý, đơn đốc người nộp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Tổ chức kế toán thu, kiểm tra đối chiếu số liệu thu với Kho bạc nhà nước. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại về thu nộp ngân sách nhà nước, xử lý các trường hợp vi phạm chế độ thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lập báo cáo thu ngân sách để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp. 1.1.2. Quản lý chi ngân sách địa phương
Lập dự toán chi ngân sách:
* Căn cứ và yêu cầu lập dự toán chỉ ngân sách
Dự toán chi ngân sách là cơ sở để chấp hành chi, do đó việc lập dự tốn chính xác, bao qt các khoản chi phát sinh có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách địa phương.
Lập dự toán chi ngân sách địa phương dựa trên căn cứ sau:
- Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương và dự báo nhu cầu chi trong năm kế hoạch.
- Dự báo thu ngân sách địa phương.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành.
- Số kiểm tra dự tốn ngân sách của cơ quan có thẳm quyền.
- Tình hình thực hiện ngân sách của năm hiện hành và các năm trước. Lập dự toán chi ngân sách địa phương cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Tuân thủ sự hướng dẫn lập dự tốn của cơ quan có thẩm quyền; - Lập đúng nội dung, biểu mẫu và thời hạn;
- Phải có thuyết minh rõ ràng về các căn cứ tính tốn; - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành; - Các khoản chi phải có nguồn bảo đảm;
- Đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
- Công khai, minh bạch các khoản chi;
- Xác định rõ trách nhiệm trong sử dụng ngân sách; - Bố trí dự phịng chi ngân sách.
* Xác định tổng dự toán và phân bổ ngân sách
- Xác định tổng dự toán chi ngân sách.
- Chi cân đối ngân sách. Đây là các khoản chi nằm trong cân đối hàng năm của chính quyền địa phương, việc xác định mức chi cân đối ngân sách địa phương cụ thể như sau:
+ Trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, chi cân đối ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách cho từng Imh vực do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
+ Đảm bảo cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
+ Việc xác định các ưu tiên chi cụ thể tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh ở từng địa phương trong những thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc xác định ưu tiên chi có thể thực hiện như sau:
Đối với chi thường xuyên: Ưu tiên đảm bảo chi cho con người như lương, phụ cấp, sinh hoạt phí. Đối với các khoản chi cho các ban ngành, đoàn thể, ưu tiên cho các nhu cầu cấp thiết, đảm bảo hoạt động của các ban ngành, đoàn thể. Đối với chi sự nghiệp, xác định ưu tiên theo các nhu cầu cụ thể và khả năng về nguồn lực tài chính. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thơng tin kiểm sốt nội bộ đảm bảo xác định chính xác nhu cầu chi.
Đối với chi đầu tư phát triển: Đây là các khoản chi lớn và có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, cần dựa vào nhu cầu thực tế của địa phương, đặc biệt là cần có một tầm nhìn dài hạn trong việc xác định các mục tiêu chi.
Lập kế hoạch chi ngân sách:
Sau khi dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, phải tổ chức lập kế hoạch chi ngân sách theo quý (cụ thể theo tháng) để làm cơ sở cho việc điều hành ngân sách trong quý.
Đối với các năm còn lại trong thời kỳ ổn định ngân sách, việc xác định chi cân đối ngân sách địa phương dựa trên cơ sở: Số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và số bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách địa phương (nếu có). Chi thực hiện các chương trình mục tiêu (nếu có), như chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giao thơng nơng thơn, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, làng nghề và nhiệm vụ quan trọng,... được xác định hàng năm trên cơ sở: số bổ sung mục tiêucủa ngân sách cấp trên (được xác định hàng năm và thay đổi trên cơ sở kết quả thực hiện chương trình, dự án, khả năng bố trí ngân sách), khả năng thu ngân sách địa phương và huy động đóng góp của nhân dân.
Kiểm sốt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách:
* Kiểm soát chỉ ngân sách
này tuân thủ đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định. Việc thực hiện chi ngân sách địa phương bao gồm hai hoạt động chủ yếu: cấp tạm ứng và cấp thanh toán chi ngân sách địa phương. Do vậy, cần kiểm soát tốt hai hoạt động này.
Đối tượng, mức cấp tạm ứng các khoản chi thường xuyên:
- Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (các khoản chi về hội nghị, khánh tiết, tiếp khách,...).
- Chi mua sắm tài sản, sửa chữa xây dựng nhỏ chưa đủ điều kiện cấp phát thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán theo hợp đồng.
- Riêng đối với các khoản thanh toán các dịch vụ như điện nước, điện thoại, báo chí, thực hiện thanh tốn trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, khơng tạm ứng.
Tùy thuộc vào tính chất từng khoản chi, mức tạm ứng tối đa khơng vượt q mức dự tốn tháng được ủy ban nhân dân duyệt chi tháng đó.
Đối tượng, mức cấp thanh toán các khoản chi thường xuyên:
- Tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, sinh hoạt phí của đại biểu Hội đồng nhân dân, trợ cấp cho các đối tượng do ngân sách địa phương chi.
- Các khoản chi đủ điều kiện cấp thanh toán trực tiếp như thanh toán tiền điện, tiền nước, mua sắm phương tiện làm việc đã có chứng từ hợp pháp.
- Các khoản tạm ứng có đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp phát thanh toán.
- Mức cấp tối đa bằng mức đã được duyệt trong dự toán chi tháng, quý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Kiểm tra, giám sát chỉ ngân sách
Kiểm tra, giám sát chi ngân sách dựa trên kết quả thực hiện công việc (quản lý theo kết quả đầu ra). Đây là phương thức quản lý ngân sách hiện đại nhằm tăng cường mối liên kết giữa nguồn lực với kết quả thực hiện. Để thực hiện điều này,