Giải quyết quyền của ngƣời sử dụng đất ở thị xã An Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 69)

2015 2016 2017 2018 2019 Số hồ sơ đăng ký (hồ sơ) 1238 1680 1869 1724 2016 Tỷ lệ giải quyết (%) 82,6 83,4 89,5 92,4 93,3 Thời gian giải quyết 4.6 4.4 3.9 3.5 3.4

( Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường th n Nhơn )

Dựa vào Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh Bình Định đã cụ thể hố một số điều để bổ sung chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc

thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh (Quyết định 04/2019/QĐ-UBND ngày 14/02/2019). Ở đây chủ yếu tập trung vào một số quy định bảo đảm quyền của ngƣời sử dụng đất khi bị thu hồi đất đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cho phù hợp với điều kiện địa phƣơng nhƣ: Quy định bồi thƣờng đất trong trƣờng hợp không đủ điều kiện bồi thƣờng đất; Xử lý trƣờng hợp thực hiện bồi thƣờng chậm; Quy định tỷ lệ hỗ trợ đất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất; Quy định cụ thể diện tích bồi thƣờng đất ở theo thời gian sử dụng đất trong các trƣờng hợp có đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất; bồi thƣờng đất thuộc hành lang an toàn. Đồng thời, tỉnh cũng quy định các trƣờng hợp hỗ trợ sao cho phù hợp với thực tế tại địa phƣơng nhƣ: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm trên cơ sở tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi để quy định suất hỗ trợ. Ngồi ra, cịn hỗ trợ cho các hộ gia đình khơng phải là hộ sản xuất nơng nghiệp phải dịch chuyển chỗ ở. Ngồi các mức hỗ trợ trên, UBND tỉnh cịn quy định cụ thể từng mức hỗ trợ cho các hộ có ngƣời đang hƣởng chế độ thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có cơng cách mạng, hộ gia đình neo đơn....

Về chính sách tái đ nh cư:

Ngồi các quy định của Chính phủ, chính quyền thị xã đã quy định cụ thể cho từng trƣờng hợp bị thu hồi đất có diện tích rộng, lớn hơn hạn mức giao đất do UBND tỉnh quy định; quy định điều kiện tách hộ, hầu hết ngƣời sử dụng đất ở khi bị thu hồi đất đều đƣợc xem xét giao đất ở tái định cƣ. Đối với hộ gia đình tự tạo chỗ ở mới, khơng vào khu tái định cƣ thì đƣợc hỗ trợ thêm giá trị đất ở. Ngồi ra, cịn có chính sách hỗ trợ trả chậm trong thời gian tối đa 5 năm cho những hộ nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn mà tổng giá trị bồi thƣờng hỗ trợ khơng đủ thanh tốn giá trị tiền đất tái định cƣ.

Về quản lý các hoạt động d ch vụ công về đất đai:

các cơ quan có chức năng định giá và thẩm định giá đất, Trung tâm thông tin…là các cơ quan hoạt động dịch vụ công về đất đai. Các cơ quan này có chức năng hỗ trợ cung cấp thông tin về đất đai cho các tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản và ngƣời dân. Các tổ chức này hoạt động tốt sẽ tạo ra môi trƣờng phát triển thị trƣờng bất động sản lành mạnh.

Trong những năm gần đây, thị trƣờng đất đai ở Bình Định nói chung, thị xã An Nhơn nói riêng biến động thất thƣờng. Thực tế, thị trƣờng bất động sản hiện vẫn gần nhƣ nằm ngồi sự quản lý của chính quyền địa phƣơng. Các giao dịch đất đai chủ yếu là giao dịch ngầm giữa các bên có nhu cầu mua bán đất. Thơng tin về đất đai chủ yếu từ các Trung tâm mơi giới đất đai nhƣng thiếu chính xác, các cơ quan quản lý của chính quyền thị xã gần nhƣ khơng kiểm sốt đƣợc hoạt động cung cấp thông tin đất đai.

Đối với quyền sử dụng đất ở, nhà ở: việc mua bán nhà ở, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở chủ yếu diễn ra giữa ngƣời dân với nhau; có rất ít các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản mở sàn giao dịch; việc đầu tƣ xây dựng chung cƣ, các dự án nhà ở diễn ra chƣa sôi động.

Trong khu vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ: phần lớn các nhà đầu tƣ đầu tƣ xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thƣơng mại…nhằm mục đích trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số trƣờng hợp, trong q trình kinh doanh khơng hiệu quả hoặc gặp phải lý do nào đó khơng trực tiếp kinh doanh đƣợc thì mới thực hiện chuyển nhƣợng tài sản cho nhà đầu tƣ khác và trả đất để nhà nƣớc cho doanh nghiệp nhận chuyển nhƣợng tài sản đƣợc tiếp tục thuê đất. Các hình thức kinh doanh bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ ở địa phƣơng chƣa phát triển.

2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai định của pháp luật về đất đai

các cơ quan chức năng rất quan tâm, nhƣng thực tế kết quả mang lại còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Sự phát triển kinh tế nhanh và q trình đơ thị hóa mạnh của thị xã làm cho biến động sử dụng đất đai rất mạnh, công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai phức tạp hơn, trong khi đó sự quản lý của chính quyền cịn lỏng l o, chƣa nghiêm khắc dẫn đến vi phạm đất đai ngày càng nhiều.

Tình trạng lấn, chiếm đất đai xây dựng trái phép ở các địa phƣơng trên địa bàn thị xã ngày càng tăng. Trong 5 năm qua đã phát hiện 150 trƣờng hợp với diện tích là khoảng 1.200 m2. Ngồi ra tình trạng lấn chiếm xây dựng trên đất nơng nghiệp cũng rất phức tạp, thị xã đã phát hiện khoảng 98 trƣờng hợp trong 5 năm qua với diện tích 4.000 m2. Thị xã đã xử lý kỷ luật 07 cán bộ và cơng chức địa chính các xã, phƣờng.

Hiện nay việc thanh tra, kiểm tra về sử dụng đất đai gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai của địa phƣơng lẫn, sự thay đổi và tồn tại những bất cập trong cơ chế chính sách quản lý về đất đai. Chẳng hạn Theo quy định của luật đất đai năm 2013, trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng đất đai tại địa bàn thị xã thuộc về chủ tịch UBND thị xã. Đồng thời cơ quan thừa hành công tác này là Thanh tra thị xã và Phịng Tài ngun và mơi trƣờng và do chủ tịch UBND thị xã ra quyết định. Điều này dẫn tới thiếu sự tham gia và giám sát chặt chẽ của tổ chức chính trị, chính trị xã hội cùng cấp, ngƣời dân và cơ quan tài nguyên và môi trƣờng cấp trên và do đó phát sinh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi” hoặc “đầu voi, đi tý”, thiếu tính minh bạch. Mặc khác, Thanh tra thị xã phải thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra nhiều lĩnh vực, trong khi đó lực lƣợng cán bộ ít, nên các đợt thanh tra, kiểm tra chƣa thƣờng xun. Trong khi đó Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng chỉ có từ 1 đến 2 cán bộ làm cơng tác thanh tra, kiểm tra nhƣng lại kiêm nhiệm, khối lƣợng công việc nhiều, nghiệp vụ thanh tra chƣa tốt, lại tự thanh tra, kiểm tra việc làm của mình, do vậy kết luận

thanh tra, kiểm tra chƣa thật sự để phát hiện vi phạm ngăn ngừa kịp thời.

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai:

Sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, UBND thị xã cùng với các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp đến từng địa bàn cơ sở, triển khai tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai thơng qua nhiều hình thức, nhằm trang bị cho ngƣời dân có ý thức về pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, hạn chế thấp nhất xảy ra tranh chấp, khiếu nại về đất đai. UNND thị xã đã chỉ đạo Phịng Tài ngun và mơi trƣờng cùng các cơ quan chức năng tăng cƣờng giải quyết tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. Không chỉ giải quyết các vụ việc đã và đang diễn ra. UBND thị xã đã chỉ đạo thực hiện cơng khai minh bạch các chính sách và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho ngƣời dân và doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng này. Trong các năm qua, các cơ quan chức năng của thị xã đã giải quyết đƣợc khá nhiều các vụ khiếu nại và tranh chấp về đất đai trên địa bàn.

Bảng 2.12. Tình hình giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn

2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số (đơn) 35 13 36 21 12

Không thuộc thẩm quyền (đơn) 8 3 4 3 0

Thuộc thẩm quyền (đơn) 27 10 32 28 12

Đã giải quyết (đơn) 32 11 32 19 11

Tỷ lệ GQ/tổng số (%) 91,4 84,6 88,9 90,4 91,6 ( Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường th n Nhơn ) Những biện pháp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai của thị xã thực hiện đã góp phần giải quyết và hạn chế tình trạng thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai. Bảng 12 cho thấy số đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã đã giảm dần. Từ 35 đơn năm 2015 đã giảm chỉ còn 12 đơn năm 2019. Trong các đơn này số thuộc thẩm quyền của thị xã chiếm số lớn và đã đƣợc giải quyết

cơ bản hồn thành, số vụ vƣợt thẩm quyền vẫn cịn và chƣa giải quyết dứt điểm. Tỷ lệ giải quyết về cơ bản tăng dần lên và năm 2019 đạt 91,6%.

Nguyên nhân phát phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo khảo sát của Phòng Tài nguyên và môi trƣờng thị xã có nhiều nguyên nhân. Có thể tổng kết nhƣ sau: Nguyên nhân phát sinh từ tranh chấp đất đai chủ yếu trong nội bộ gia đình tộc họ, bà con hàng xóm có nhà đất liền kề; Vấn đề khiếu nại, tố cáo chủ yếu là do việc lấn, chiếm đất công cộng, xây dựng nhà ở trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khiếu nại mức đền bù giải toả và tái định cƣ khơng thoả đáng; Tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, xây dựng nhà ở và các cơng trình trên đất trái phép, mua bán, chuyển nhƣợng bất hợp pháp nhƣng chƣa đƣợc ngăn chặn kịp thời.

Từ kết quả cho thấy, nếu chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt pháp luật về đất đai, tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai sâu - rộng hơn, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cƣờng giám sát của các cơ quan đoàn thể và nhân dân thì kết quả sẽ tốt hơn, đặc biệt là thị xã khơng có thanh tra chuyên ngành về đất đai, nên vấn đề chỉ đạo thực hiện nhƣ thế nào để mang lại kết quả cao nhất, hạn chế thấp nhất các vụ khiếu nại tố cáo trong đất đai là cần phải đƣợc nghiên cứu.

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Kể từ khi luật đất đai 2013 có hiệu lực, UBND thị xã và các cơ quan chức năng thị xã đã chỉ đạo tổ chức triển khai Luật Đất đai mới và các văn bản dƣới luật triển khai thi hành Luật. Những văn bản pháp quy UBND thị xã đã ban hành trong quản lý, sử dụng đất tuy chƣa hồn chỉnh, cịn khiếm khuyết, nhƣng đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn.

Thị xã đã cơ bản thiết lập đƣợc hệ thống bản đồ địa chính và từng bƣớc lập hồ sơ địa chính cơ sở để quản lý đến từng thửa đất và chủ sử dụng. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, là kết quả của cơng tác quản lý của cả hệ thống chính quyền các cấp từ thị xã đến các xã, phƣờng trong những năm vừa qua.

Những kết quả của công tác quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng đất đã giúp cho công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của địa phƣơng dần đi vào ổn định và tạo ra cơ sở để chính quyền địa phƣơng xây dựng chính sách, có biện pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cƣờng hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn. Thông qua công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nguồn tài nguyên đất đai đã và đang đƣợc khai thác sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

Sự quan tâm sâu sát của chính quyền với các quyền của ngƣời sử dụng đất đã hạn chế tình trạng khiếu kiện và tố cáo. Minh bạch hóa quản lý nhà nƣớc về đất đai đã giúp cho việc bản đảm các quyền này hiệu quả hơn.

2.3.2. Hạn chế yếu kém

Tuy có nhiều thành cơng nhƣng trong quản lý nhà nƣớc về đất đai của thị xã An Nhơn cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Cơng tác quản lý đất đai cịn nhiều mặt hạn chế dẫn tới khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chƣa hiệu quả, các trƣờng hợp vi phạm đất đai còn diễn ra nhiều ở các xã, phƣờng. Công tác quản lý thị trƣờng bất động sản, nhất là thị trƣờng quyền sử dụng đất còn yếu, các cơ quan nhà nƣớc chƣa kiểm soát đƣợc các giao dịch đất đai, nguồn thu từ đất thơng qua thuế bị thất thốt làm cho thị trƣờng bất động sản phát triển thiếu lành mạnh.

Việc tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả thấp. Việc ban hành văn bản trong quản lý đất đai chƣa có tính hệ thống, khoa học, đồng bộ và kịp thời.

Công tác lập và ban hành quy hoạch sử dụng đất thƣờng có độ trễ và khơng đồng bộ, đầy đủ dẫn tới công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cịn chắp vá và chƣa có cơ sở khoa học đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất đai không đƣợc quản lý theo quy hoạch làm cho nguồn lực đất đai to lớn quản lý thiếu chặt chẽ và khai thác sử dụng hiệu quả thấp. Việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội còn thiếu khoa học, chủ quan, phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính ngƣời đứng đầu, nhiều vấn đề bất cập, tài nguyên đất đai bị lãng phí tạo đầu cơ đất đai trong xã hội.

Công tác điều hành và quản lý của UBND thị xã còn nặng về sự vụ, hành chính; chƣa chủ động xây dựng kế hoạch lâu dài, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo xu hƣớng vận hành của quy luật kinh tế thị trƣờng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý đất đai, quản lý hồ sơ địa chính cịn hạn chế.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong thực tế cho thấy, tiềm năng về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn là rất lớn. Đây là nguồn lực quan trọng, phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định trên các mặt nhƣ:

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực các văn bản đó; Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất; Quản lý tài chính về đất đai; Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai;

giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)