CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. Đánh giá khả năng xử lý của vật liệu EBB cải tiến đã chế tạo
2.7.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước hồ
- Trước khi chưa có vật liệu EBB cải tiến
Thực nghiệm bước đầu khảo sát xung quanh hồ Khương Thượng bao gồm phía trên bờ và phía trong lịng hồ trong vòng 5 tháng, mỗi tháng lấy mẫu 4 lần, mỗi lần lấy ở 4 điểm cố định trong lịng hồ Hình 2.8.
Hình 2. 8. Khu vực khảo sát và lấy mẫu nước hồ Khương Thượng
Khu vực khảo sát trên bờ bao gồm:
+ Các lỗ cống nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh hồ chảy tràn vào hồ để từ đó đánh giá định tính khối lượng tiếp nhận của hồ đối với nước thải sinh hoạt hàng ngày.
+ Thăm dò ý kiến cộng đồng dân sống xung quanh khu vực hồ để từ đó có được những thơng tin cần thiết như lịch sử hình thành hồ, thời gian hoạt động của hồ từ trước đến nay, các biểu hiện của nước hồ theo mùa trong năm.
A4
A1 A3
rá c
Khu vực khảo sát trong lịng hồ bao gồm:
+ Định tính các điểm có khả năng nước hồ bị ơ nhiễm cao nhất như điểm gần mương nước thải, điểm nhà hàng ăn uống sát hồ, điểm có cống nước thải chảy vào... để từ đó lựa chọn vị trí đặt hệ thống Pilot sao cho phù hợp.
+ Lấy mẫu nước hồ theo định kỳ ở các điểm đã được chọn
- Sau khi có vật liệu EBB cải tiến
Một bè nổi, chứa vật liệu EBB cải tiến, được làm từ ống nhựa PVC (kích thước 140 mm). Các khoang chứa vật liệu được hàn bằng vật liệu thép (CT3) và được cố định sẵn trên bờ. Khi bè được đưa xuống hồ, kiểm tra độ nổi của bè rồi xếp vật liệu EBB cải tiến vào khoang đã được chế tạo.
Để đánh giá được tương đối thực trạng môi trường nước hồ Khương Thượng sau khi đưa vật liệu EBB cải tiến xuống hồ (vị trí 1), việc lấy mẫu được thực hiện trong 2 mùa, mùa mưa và mùa khô trong 8 tuần từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015. Điểm lấy mẫu được lấy cách bờ 3.0 mét, độ sâu lấy mẫu 1,5 mét. Mẫu nước được đưa vào chai mẫu với dung tích 1,5 lít và được bảo quản trong thùng bảo quản để chuyển về phịng thí nghiệm. Các chỉ số phân tích COD, Amoni, coliform,
chlorophyll-a được lấy và phân tích định kỳ.
2.7.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước rỉ
EBB cải tiến
Máy thổi khí
Hình 2. 9. Mơ hình sử dụng EBB để xử lý nước rỉ rác
130
EBB cải tiến Đầu ra
Đầu vào 2 Bơm định lượng C ột th iế u kh í 70 0 C ột h iế u kh í
Hệ thí nghiệm xử lý nước rỉ rác được thiết kế thông qua các thông số cơ bản trong thành phần của nước rỉ rác như chỉ tiêu COD và NH4+. Trong đó, cột xử lý thiếu khí và hiếu khí được chế tạo từ vật liệu ống nhựa PVC có thể tích xấp xỉ 9,3 L mỗi cột, trong đó chiều cao hữu ích của cột phản ứng A-O là 700 mm và đường kính ống là 130 mm. Thời gian cấp khí vào cột hiếu khí là liên tục với tốc độ thổi khí từ (5) là 90 L/phút Hình 2.9. Vật liệu EBB đã được cấy các chủng VSV từ chế phẩm Sagi – Bio 2. Nước rỉ rác được lấy từ khu chế biến rác thải Phương Đình – Đan Phượng.
Nồng độ COD, và Amoni đầu vào dao động từ 700 – 1600 mg/L và 20-50 mg/L. Theo Hình 2.9, nước rỉ rác được bơm từ bể chứa 1 đến cột thiếu khí 3 bằng bơm định lượng 2. Trong điều kiện thiếu khí, quần thể thể VSV được phát triển để loại bỏ nitơ, photpho thơng qua q trình nitrat hóa và photpho hóa. Sau q trình phản ứng thiếu khí, nước rỉ rác tràn sang cột 4, nơi các VSV hiếu khí phát triển. Ở cột hiếu khí, q trình oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ để tổng hợp tế bào mới. Nguồn oxy được cung cấp từ máy bơm 5. Vật liệu EBB cải tiến, được lắp đặt trong cả hai cột thiếu khí và hiếu khí, đóng vai trị làm nơi cư trú cho VSV bám dính, tồn tại, phát triển và phân hủy các thành phần ô nhiễm trong nước rỉ rác. Các chỉ số phân tích COD, Amoni được lấy và phân tích hàng ngày.
2.7.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện
Vật liệu EBB đã được cấy các chủng VSV từ chế phẩm Sagi – Bio 2, ở Hình 2.8, nước thải bệnh viện thử nghiệm được đưa vào thùng chứa (1), thông qua bơm
định lượng (2) nước thải được đưa sang bể tiếp xúc (cột thiếu khí) (3), tại đây các chủng VSV yếm khí và thiếu khí bám trên vật liệu EBB cải tiến phân hủy một phần các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện. Nước thải sau q trình thiếu khí tự chảy tràn sang cột hiếu khí (4). Tại đây các cơ chế như hấp phụ, hấp thụ và VSV, nước thải được xử lý một cách triệt để hơn. Thu thập và đánh giá các số liệu phân tích COD, Amoni, Nitrat, photpho tổng số để tìm ra được các điều kiện tối ưu nhất trong việc xử lý nước thải bệnh viện. Nước thải được lấy từ bệnh viện E Hà Nội có nồng độ COD và Amoni tương ứng là 350 mg/L÷380 mg/L và 32 mg/L÷37 mg/L.