Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 105)

TT Nội dung Ý kiến ĐTB TB Ảnh hưởng rất mạnh Ảnh hưởng mạnh Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng 1 Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lí nhà trường 110 74 0 0 3.60 1 2 Nhận thức, năng lực chuyên

môn của đội ngũ giáo viên 94 90 0 0 3.51 2 3 Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 61 114 9 0 3.28 3

Điểm trung bình chung của các yếu tố 3,46

Tóm lại, tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN, đặc biệt là yếu tố “Phẩm chất, năng lực CBQL nhà trường” và “Nhận thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ GV”. Đội ngũ CBQL cũng chính là chủ thể của q trình QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN. Vì vậy, người HT cần có những biện pháp hạn chế khắc phục những ảnh hưởng không tốt đến kết quả GDKNS, phát huy những yếu tố tích cực trong GDKNS cho trẻ MG để đạt được mục tiêu GD.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Quy Nhơn cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Quy Nhơn

Từ kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế của HĐGDKNS cũng như công tác QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, có thể đánh giá chung như sau.

2.6.1. Những điểm mạnh

- Đa số CBQL, GV, cha mẹ đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như mục tiêu của HĐGDKNS cho trẻ MG. Đây là cơ sở tiền đề giúp cho HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN được thuận lợi và có thể đạt được kết quả như mong đợi.

66

dung, chương trình GDKNS cho trẻ và được triển khai dưới nhiều hình thức và PP GD tương đối phù hợp.

- Phần lớn CBQL nhà trường, đặc biệt là HT đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục các trở ngại, khó khăn để thực hiện tương đối tốt các chức năng QL như lập KH, tổ chức/phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá trong các nội dung QL HĐGDKNS cho trẻ MG.

2.6.2. Những hạn chế

- Các nội dung, hình thức, PP GDKNS chưa thật đa dạng, phong phú, sáng tạo nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động ở trẻ.

- Tổ chức, phân công cho các thành viên tham gia HĐGDKNS đôi khi còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa phù hợp với năng lực cá nhân.

- Các điều kiện đảm bảo cho HĐGDKNS như yếu tố nhân lực, điều kiện CSVC và trang thiết bị dạy học, tài chính hiện nay cơ bản được đảm bảo nhưng chưa đầy đủ và toàn diện.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNS của trẻ còn chưa được chú trọng, thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể, chủ yếu dựa vào mức độ hoàn thành mục tiêu, chương trình KH bậc học MN và kết quả nhận thức của trẻ.

- Công tác phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường còn chưa phát huy được hết tiềm năng của những tổ chức này trong việc GDKNS cho trẻ MG.

2.6.3. Nguyên nhân của thành công và tồn tại, yếu kém

- Nội dung, hình thức, PP GDKNS trong nhà trường chưa thật sự hấp dẫn, chưa phong phú, chưa có sự tách bạch rõ ràng với nội dung chăm sóc- GD trẻ và chưa thành một tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD của nhà trường.

- Kinh nghiệm và KN của GV về công tác GDKNS và QL HĐGDKNS cho trẻ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của việc GD và QLHĐGDKNS cho trẻ. Nội dung GDKNS mới được đưa vào TMN, đội ngũ GV không được đào tạo cơ bản về nội dung GDKNS mà chỉ thơng qua hình thức tập huấn, hội thảo mỗi năm một lần do Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức từ năm 2012; từ đó đến

67

nay, việc cập nhật, bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng rất ít.

- Việc xây dựng KH, phân công trách nhiệm của các lực lượng GD ở một số trường MN chưa có quy định trách nhiệm một cách cụ thể CBQL, GV, nhân viên, tổ chức đoàn thể trong GD và QL HĐGDKNS cho trẻ.

- Điều kiện tài chính, CSVC-KT thực tế ở một số trường còn khó khăn, chưa đáp ứng được đầy đủ cho HĐGDKNS của trẻ MG.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNS và QL HĐGDKNS cho trẻ ở các trường MN chưa thường xuyên, chưa được chú trọng, vẫn còn nặng tính hình thức và lý thuyết (giáo án…), mà chưa có kết quả cụ thể trên mỗi trẻ, việc đánh giá kết quả GDKNS cho trẻ chủ yếu được đánh giá gắn với chất lượng GD toàn diện, với mức hoàn thành mục tiêu, chương trình KH bậc học MN hoặc được đánh giá qua các HĐ phong trào chủ điểm. Các trường MN hầu như chưa chú ý đến tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về GDKNS hàng năm.

- QL GDKNS cho trẻ trong các trường MN là thành quả của tất cả các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Hiện nay sự phối hợp giải pháp này còn yếu, chủ yếu là qui trách nhiệm cho trường MN. Đây là một hạn chế cần khắc phục trong QL.

68

Kết luận Chương 2

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cho thấy vai trò QL của người HT đối với cơng tác này là rất quan trọng, góp phần đảm bảo chất lượng GDKNS cho trẻ của nhà trường. Do vậy, người HT cần phải thực hiện tốt các chức năng QL của mình, chủ động trong tất cả các khâu của quá trình QL.

Thực trạng QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nhìn chung, phần lớn CBQL, GV, cha mẹ trẻ đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như mục tiêu của HĐGDKNS cho trẻ MG. Bên cạnh đó, CBQL nhà trường mà đặc biệt là HT đã có nhiều cố gắng trong công tác QL HĐGDKNS cho trẻ MG; nhờ vậy các trường MN bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với CBQL, GV, cha mẹ trẻ, thực tiễn cho thấy công tác QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, đòi hỏi những biện pháp QL hiệu quả hơn.

Những kết quả nghiên cứu thực trạng ở Chương 2 và dựa trên cơ sở lí luận là cơ sở để người nghiên cứu đề xuất các biện pháp để QL tốt HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

69

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đề xuất biện pháp bằng cách xác định mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trong HĐGDKNS cho trẻ MG và tính mục tiêu phải được thể hiện trong tất cả các nội dung đó.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

QL HĐGDKNS cho trẻ MG không thể tách rời với QL các HĐ khác trong nhà trường vì GDKNS là một bộ phận của HĐ GD ở nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải là một hệ thống, cùng tác động lên các chức năng lập KH, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trong QL HĐGDKNS. Đồng thời, các giải pháp đề xuất cần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, chi phối, thúc đẩy nhau tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong QL HĐGDKNS cho trẻ MG nói riêng và trong QL nhà trường nói chung ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp phải có tính bao qt, cần thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Mỗi trường, mỗi phòng GD, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng, vì vậy, biện pháp QL HDGDKNS phải phù hợp với thực tiễn và phải có tính khả thi cao, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại hiệu quả nhất định.

70

QL HĐGDKNS cho trẻ. Trong trường, chủ thể QL là đội ngũ CBQL, GV và trẻ; ở gia đình, chủ thể là cha mẹ trẻ và trẻ; phía XH là CBQL XH, các tổ chức chính trị - XH, đồn thể và trẻ. Vì vậy, các biện pháp đưa ra phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ CBQL trường học, GV, cha mẹ trẻ, trẻ, CBQL XH.

Tóm lại, các biện pháp nói chung đều mang tính chất lý luận và được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều cơ sở khác nhau nên khi áp dụng vào một trường MN cụ thể thì lại phải hồn tồn phụ thuộc vào thực tiễn của trường đó. Mỗi trường, mỗi lứa tuổi người học, mỗi địa phương đều có những đặc điểm, điều kiện riêng, vì vậy, biện pháp QL HĐGDKNS phải phù hợp với thực tiễn và phải có tính khả thi cao, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại hiệu quả cao nhất trong môi trường cụ thể.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

GDKNS cho trẻ MN nói chung và trẻ MG ở các trường MN nói riêng đã được các cấp QL, các nhà trường và nhiều cơng trình nghiên cứu quan tâm thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu về QL HĐGDKNS cho trẻ MG, đã có nhiều biện pháp được đề xuất, vận dụng vào thực tiễn QL và một số biện pháp đạt được hiệu quả nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp QL HĐGDKNS cho trẻ MG ở các trường MN thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, luận văn đã kế thừa các biện pháp QL HĐGDKNS cho trẻ đem lại hiệu quả cao và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu GDKNS cho trẻ MG.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp lứa tuổi trẻ mầm non

Đặc thù của trẻ em lứa tuổi MN nói chung và trẻ độ tuổi MG nói riêng đang làm quen với XH và thế giới xung quanh, nên những KNS thường gần gũi với cuộc sống của trẻ và được mở rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trường MN, với cộng đồng XH và môi trường tự nhiên, nội dung KNS của trẻ MG phong phú và toàn diện để giúp các em thích ứng với cuộc sống. Do vậy, khi đề xuất các biện pháp cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ độ tuổi MG đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó;

71

đảm bảo tính liên thơng giữa các độ tuổi MG (MG bé, MG nhỡ, MG lớn ); xây dựng, lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp GD KNS cho phù hợp, cần thống nhất giữa nội dung GD với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống, nhằm đạt được mục đích, mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. Các yêu cầu không quá cao hay quá thấp sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định các trường mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng và tính cấp thiết của HĐGDKNS cho trẻ MG. Từ đó, giúp cho đội ngũ CBQL, GV và cha mẹ trẻ có sự chuyển biến về nhận thức, có ý thức trách nhiệm, tự giác và tích cực trong các HĐGDKNS cho trẻ MG.

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng và tính cấp thiết của HĐGDKNS cho trẻ MG nhằm giúp cho đội ngũ hiểu rằng GDKNS là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới GD nhằm nâng cao chất lượng GD. Tạo sự thống nhất, đồng thuận giữa các lực lượng GD trong nhà trường, giữa các bộ phận trong nhà trường (chi bộ, cơng đồn…). Trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm của cả tập thể hội đồng sư phạm nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDKNS cho trẻ MG.

Nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ về tầm quan trọng và tính cấp thiết của HĐGDKNS cho trẻ MG nhằm giúp cha mẹ trẻ hiểu rằng việc GDKNS cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của các cơ giáo mà gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc GDKNS cho các cháu. GDKNS cho trẻ MG sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, sự cộng hưởng từ gia đình. Cha mẹ trẻ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc GDKNS cho trẻ.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

72

đầu từ yếu tố con người, mà cụ thể là từ nhận thức, tư duy của những người trong cuộc về vấn đề đang xem xét. Vì vậy, để nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của HĐGDKNS cho trẻ MG cần tập trung vào những nội dung sau đây:

- Lập KH nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ: Xác định mục tiêu của KH là GD, tuyên truyền cho 100% CBQL, đội ngũ GV, cha mẹ trẻ ở các trường MN về tầm quan trọng của HĐGDKNS cho trẻ MG; về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với HĐGDKNS cho cho trẻ MG. Nội dung tuyên truyền là các chủ trương, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về GDKNS cho trẻ MG; các trường triển khai hiệu quả HĐGDKNS,... PP tuyên truyền chủ yếu là PP giảng giải, PP thuyết phục, nêu gương. Hình thức tuyên truyền là tổ chức các chuyên đề (1 tiết/1 tuần), sinh hoạt chuyên môn (2 tuần/1 lần), họp cha mẹ trẻ (3 lần/1 năm học),…Một trong những phương tiện giúp chúng ta làm tốt công tác truyền thơng, đó là mạng Internet thông qua trang web của trường. Ngoài ra, sách báo, tạp chí, ti vi, radio cũng là phương tiện tuyên truyền hỗ trợ tốt góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về tính cấp thiết của HĐGDKNS cho trẻ MG.

- Tổ chức thực hiện KH nâng cao nhận thức của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của HĐGDKNS cho trẻ MG. HT phân công cho PHT phụ trách HĐGDKNS thực hiện tuyên truyền cho toàn thể đội ngũ CBQL, GV trong các buổi họp HĐSP, sinh hoạt chuyên môn. Đội ngũ GV có trách nhiệm tuyên truyền đến 100% cha mẹ trẻ lớp mình về tầm quan trọng của GDKNS. Các đồn thể (Cơng đoàn, Đoàn Thanh niên) thực hiện tuyên truyền đến toàn thể đội ngũ trong các buổi họp đồn viên, họp chi đồn của mình.

- HT chỉ đạo thực hiện việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của GDKNS. HT đưa nội dung thực hiện việc nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, GV khi xây dựng KH năm học, KH tháng. Thông qua các buổi họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, họp chi đồn, họp Ban cơng đồn mỗi tháng, HT thường xuyên đôn đốc nhắc nhở bộ phận hay cá nhân được giao nhiệm vụ tổ chức các HĐ nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của GDKNS.

73

- Kiểm tra thực hiện việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của GDKNS. Trong KH kiểm tra nội bộ của trường, KH kiểm tra giám sát của Ban thanh tra nhân dân thực hiện kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)