Phân loại theo độ bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về hàm triệt tiêu cấp vô hạn (Trang 27 - 28)

1.1. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật

1.1.2.3. Phân loại theo độ bền vững

Các HCBVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọng trong mơi trường đất, nước, khơng khí và trong cơ thể động, thực vật. Do vậy các HCBVTV có thể gây ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người. Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:

- Nhóm chất khơng bền vững: nhóm này gồm các hợp chất photpho hữu cơ, cacbamat. Các hợp chất nằm trong nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vịng từ 1-12 tuần.

- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1-18 tháng. Điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuốc loại hợp chất có chứa clo).

- Nhóm chất bền vững: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 2-5 năm. Thuộc nhóm này là các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam là DDT, 666,…đó là các hợp chất Clo bền vững.

- Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất cơ kim, chất hữu cơ, loại chất này có chứa các kim loại nặng như Thủy ngân (Hg), Asen (As) không bị phân hủy theo thời gian, chúng bị cấm sử dụng tại Việt Nam.

1.1.2.4. Phân loại theo cơ chế t c động

- HCBVTV tác dụng tiếp xúc: Cách thơng thường để kiểm sốt sâu hại là phun HCBVTV lên sâu hại hoặc lên bề mặt đối tượng cần bảo vệ có sâu đi qua với một lượng đủ thấm qua lớp vỏ cơ thể sâu hại.Thuốc có tác dụng như vậy gọi là thuốc có tác dụng tiếp xúc.

- HCBVTV tác dụng vị độc: Thuốc có tác dụng vị độc được sử dụng dạng phun, bột rắc hay mồi độc và được dùng để diệt các lồi có hại qua đường miệng

của chúng. Các lồi có hại ăn phải thuốc cùng với thức ăn qua miệng.

- HCBVTV tác dụng nội hấp: Một vài lồi cơn trùng như ve, rệp…hút nhựa bằng miệng. Chúng dùng miệng nhỏ hình kim cắm vào cây trồng và hút nhựa. Lồi cơn trùng này rất khó diệt bằng thuốc có tác dụng tiếp xúc. Nhờ cách gây độc vào nguồn thức ăn của chúng là nhựa cây, chúng ta có thể đưa thuốc vào cơ thể cơn trùng đó. Đó là cách gây tác dụng nội hấp.

- HCBVTV tác dụng xông hơi: Để loại trừ một số sâu hại ngũ cốc, bột mì, chúng ta phải áp dụng biện pháp xông hơi. Thuốc xông hơi được đưa vào khu vực cần xử lý dạng rắn, lỏng hoặc dạng khí. Thuốc lan tỏa khắp khơng gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) về hàm triệt tiêu cấp vô hạn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)