Ảnh hưởng của độ mặn tới nuôi sinh khối vi tảo tạo nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang ( FISH) nhằm xác định nhanh một số loại tảo độc hại biển việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Ảnh hưởng của độ mặn tới nuôi sinh khối vi tảo tạo nguyên liệu

Do trong điều kiện thí nghiệm này đã sử dụng môi trường nuôi dưỡng IMK dành riêng cho tảo giáp (hãng Nihon Pharmaceutical Co., Ltd., Nhật Bản) và đã tham khảo một số điều kiện chiếu sáng tối ưu trong các nghiên cứu trước đây về tảo giáp [7], nên tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng của tảo trong phịng thí nghiệm, nhằm thu được sinh khối tốt nhất cho các thí nghiệm tiếp theo.

Độ mặn được xem là một trong những yếu tố quyết định cho việc sinh trưởng của các loài vi tảo biển. Hai mẫu vi tảo biển độc hại thu được được đưa vào nhân ni trong phịng thí nghiệm với các điều kiện đã nêu ở trên. Kết quả thí nghiệm ni cấy trong các điều kiện độ mặn khác nhau cho thấy, ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng của từng loài là khác nhau (Hình 3.3 và 3.4). Trong điều kiện ni có độ mặn 30‰ (cường độ chiếu sáng 2500lux, chế độ chiếu sáng 13 giờ sáng: 11 giờ tối) loài A. affine phát triển tốt nhất trong các chế độ nuôi cấy. Kết quả này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu trước đây là độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển của lồi này là 20 – 35‰ với chủng tảo thu được ở vùng biển miền trung Việt Nam [7, 45].

Một kết quả nghiên cứu khác của Larsen (2004) đối với loài này với chủng thu được trên vùng biển Autralia cho thấy chúng có ngưỡng chịu độ mặn

rộng, từ 4 đến 34‰, trong đó độ mặn thích nghi nhất của chúng được xác định là 25‰. Sự khác biệt này có thể là do tính đa dạng về các chủng khác nhau tại các vùng địa lý mang lại.

Hình 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn tới sự sinh trưởng của tảo A. affine

Hình 3.4. Ảnh hưởng của độ mặn tới sự sinh trưởng của tảo A. pseudogonyaulax

Đối với loài A. pseudogonyaulax, kết quả thí nghiệm cho thấy, điều kiện

về độ mặn thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng với những điều kiện phịng thí nghiệm như đã nêu trên là ở 29‰. Kết quả nghiên cứu cũng

chỉ ra rằng, với những điều kiện độ mặn từ 23 - 35‰ là khoảng thích hợp cho nuôi sinh khối lồi này trong phịng thí nghiệm. Một kết quả nghiên cứu trước đây của Chu Văn Thuộc (2006) cũng cho kết quả tương tự [7].

Như vậy, một số điều kiện tốt nhất cho ni nhân tạo 2 lồi tảo trên trong điều kiện phịng thí nghiệm được chúng tơi rút ra như được nêu trên bảng 3.1. Bảng 3.1. Một số điều kiện thích hợp cho nhân ni sinh khối tảo A. affine

và A. pseudogonyaulax trong phịng thí nghiệm

Lồi Các yếu tố

A. affine A. pseudogonyaulax

Môi trường IMK (g/L) 2,52 2,52

Độ mặn (‰) 30 29

Chế độ chiếu sáng (Sáng/Tối) 13/11 13/11

Cường độ chiếu sáng (lux) 2500 2500

Các kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy được điều kiện thích hợp nhất cho việc nuôi lưu giữ cũng như nhân sinh khối hai loài này một cách tốt nhất để làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kỹ thuật phân tử lai huỳnh quang ( FISH) nhằm xác định nhanh một số loại tảo độc hại biển việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)