Nguồn thu nhập cao từ 2005 đến 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, hà nội (Trang 55 - 56)

Từ 2005 đến 2011, tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập ổn định từ bò sữa cao nhất (57,1%). Nguồn thu nhập ổn định từ lúa mất vị thế, chỉ cịn 4,8% hộ cho đó là nguồn thu ổn định. Việc chăn ni trâu bị đỏ giảm nên tỷ lệ hộ có thu nhập từ nguồn này cũng giảm đáng kể (chỉ còn 2,4% từ 19,0% hộ trước 2005).

Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập ổn định từ lợn giảm nhưng từ gia cầm tăng từ 2005 – 2011. Nhìn chung tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập cao nhất từ hai loại hình chăn ni này đều giảm.

Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập ổn định từ làm thuê mướn từ 2005 – 2011 tăng so với trước 2005 (từ 9,5% lên đến 19,0%). Đồng thời vai trò nguồn thu từ việc làm thuê mướn cũng tăng do tỷ lệ hộ có thu nhập cao từ nguồn này tăng theo thời gian.

Mức sống của các hộ dân được phỏng vấn từ 2005 – 2011 có vẻ ổn định hơn so với trước 2005. Trước 2005, 73,2% hộ có thu nhập ít hơn chi tiêu do đó các nơng hộ khơng đảm bảo những chi tiêu hằng ngày. Từ 2005 đến 2011, tỷ lệ hộ có mức sống đủ hay dư dật tăng mạnh (từ 24,4% lên 45,2%, từ 2,4% lên 23,8%), trong khi đó tỷ lệ hộ khơng đảm bảo chi tiêu giảm nhiều (từ 73,2% cịn 31,0%). (Hình 3.18). Sự thay đổi và đa dạng sinh kế trong 2005 – 2011 đã cải thiện cuộc sống vật chất của người dân. Điều này sẽ được thể hiện thông qua các điều kiện sống cơ bản cũng như các trang thiết bị sinh họat phục vụ cuộc sống hằng ngày.

28.6% 11.9% 19.0% 16.7% 4.8% 2.4% 57.1% 9.5% 11.9% 19.0% 7.1% 4.8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Tỷ lệ hộ Trước 2005 2005 - 2011

Hình 3.17: Nguồn thu nhập ổn định trong hai thời đoạn (trƣớc 2005 và 2005 - 2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò vốn con người trong sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã tản lĩnh, huyện ba vì, hà nội (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)