Tại Hương Trà, đường cong của biểu đồ cho thấy, vào đầu mùa khai thác năng suất cá thể ở các công thức đều ở mức cao: 40,9 – 56,0 kg/ha/phiên cạo. Các
kg /h a/ ph iê n
tháng khai thác tiếp theo năng suất có xu hướng giảm và duy trì ổn định. Trong đó, năng suất bình quân năm ở nhóm cơng thức II và III duy trì ổn định 29,1 – 30,2 kg/ha/phiên cạo, cao hơn so với nhóm cơng thức I và đối chứng. Tháng 8 và tháng 9 khi thời tiết bước vào cao điểm khơ nóng, năng suất mủ cá thể cũng ở mức thấp nhất trong mùa khai thác.
Tại Nam Đông cũng cho kết quả tương tự, ở các cơng thức có bón phân và phun chế phẩm năng suất mủ đều cao hơn so với đối chứng. Trong đó các cơng thức bón 1665 kg/ha và 2220 kg/ha kết hợp phun chế phẩm 2 – 3 lần có năng suất bình qn cao hơn có ý nghĩa so với các cơng thức khác.
Về hàm lượng DRC dao động từ 22 – 34% (ở Hương Trà). Ngược lại với năng suất cá thể, hàm lượng mủ khơ có xu hướng tăng và đạt cao nhất vào giữa mùa nắng tháng 8 đến tháng 9. Đối với Nam Đông, hàm lượng mủ khô dao động từ 21,3 – 37,6%, trong đó cơng thức đối chứng khơng bón có DRC ở các tháng thấp hơn so với các cơng thức khác (Hình 3.7).
Như vậy, việc bón phân hữu cơ sinh học và xử lý chế phẩm vi sinh ngoài tác dụng hạn chế sự gia tăng của bệnh rụng lá C. Cassiicola cịn giúp gia tăng có ý nghĩa năng suất mủ của vườn cao su.