Khu vực cửa sơng ven biển Hải Phịng chịu tác động trực tiếp từ nguồn cung cấp nước và trầm tích của 5 sơng chính (Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình) nằm ở phần hạ lưu cuối cùng trước khi đổ ra biển của hệ thống sơng Thái Bình. Nhìn chung các sơng có hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc-Đơng Nam, độ uốn khúc lớn, bãi sông rộng, phù sa bồi đắp ngày càng nhiều, nhất là ở vùng cửa sơng, vài đoạn hình thành các doi bãi hay cồn cát. Các sơng lớn có cửa trực tiếp đổ ra biển vừa chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn, vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều vịnh của khu vực. Càng gần cửa sơng, lịng sông càng mở rộng, hai bờ được bồi đắp nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số vùng cửa sơng lắng đọng phù sa có chiều hướng bị thu hẹp, gây khó khăn cho giao thơng thủy và thay đổi cấu trúc dịng chảy sơng. Khiến cho nguồn cung cấp nước cho hệ thống sơng ngịi Hải Phịng chủ yếu là nước từ thượng nguồn, nước mưa trên lưu vực. Dịng chảy sơng có sự biến đổi rất lớn theo mùa, tương ứng với mùa mưa và mùa khơ có mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ bắt đầu chậm hơn mùa mưa một tháng (vào tháng 6-10), mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khi đó lưu lượng nước chiếm 75-85% cả năm, đặc biệt trong 3 tháng 7, 8, 9 lưu lượng nước chiếm 50-70%. Lũ lớn nhất thường vào tháng 7 hoặc tháng 8, chiếm 20-27%, có khi tới 35% lưu lượng nước cả năm. Các sơng ở phía bắc Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray chịu ảnh hưởng của chế độ lũ từ sơng Thái Bình mạnh hơn, trong khi ở phía nam sơng Văn Úc, Thái Bình lại chịu ảnh hưởng chế độ lũ của sông Hồng. Mùa cạn, lượng nước từ thượng lưu về ít, nguồn nước trong sơng chủ yếu do nước ngầm và thủy triều, lưu lượng nước chiếm 15-20% cả năm. Hàng năm lưu lượng nước nhỏ nhất thường xuất hiện vào tháng 3. Sông Kinh Thầy (trạm Cửa Cấm) lưu lượng trung bình mùa cạn 115m3/s, lưu lượng kiệt nhất trung bình 47.2m3/s, trong đó lưu lượng kiệt nhất là 0.1m3/s; sông Văn Úc (trạm Trung Trang) có lưu lượng trung bình mùa cạn là 193m3/s, lưu lượng kiệt nhất trung bình 63.2m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 52.5m3
/s; sông Mới (trạm sơng Mới) lưu lượng trung bình mùa cạn là 82.6m3/s, lưu lượng kiệt nhất trung bình 53.0m3/s, lưu lượng kiệt nhất là 48.2m3/s; sơng Thái Bình (trạm Cống Rỗ) lưu lượng trung bình mùa cạn là 16.4m3/s, lưu lượng kiệt nhất trung bình đạt 1.1m3/s, lưu lượng kiệt nhất xấp xỉ bằng 0. Tham khảo các kết quả khảo sát liên quan gần đây cho thấy sông Văn Úc và sông Cấm vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, trên 80% trong việc cung cấp lượng nước ngọt cho vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng.
Như vậy lưu lượng nước từ 3 cửa sơng cịn lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 20% tổng lượng nước vào khu vực này. Lưu lượng chảy trung bình của 5 sơng trong năm 2009 được cho trong bảng 3 (Đỗ Trọng Bình, 2010).
Bảng 3. Lưu lượng chảy trung bình của các sơng Hải Phịng, 2009
STT Sơng Lưu lượng nước trung bình (m3/s)
Mùa mưa Mùa khô
1 Bạch Đằng 144.2 54.56 2 Cấm 495.6 270.4 3 Lạch Tray 116.3 46.42 4 Văn Úc 1601.9 336.1 5 Thái Bình 36.3 31.52 Tổng cộng 2394.3 739.0