Hiện nay, các nhà sản xuất thiết bị như Cisco, Nortel, Dynarc,... đã phát triển các dòng sản phẩm riêng của họ dựa trên nền công nghệ RPR, các giải pháp này chủ yếu được xây dựng và phát triển phù hợp với IEEE 802.17 WG, các thông số được nêu ra trong RFC 2892.
2.3.3 Ưu nhược điểm của cơng nghệ
a. Ưu điểm
Thích hợp cho việc truyền tải lưu lượng dạng dữ liệu với cấu trúc ring. Cho phép xây dựng mạng ring cấu hình lớn (tối đa có thể đến 200 nút
mạng).
Hiệu suất sử dụng dung lượng băng thông lớn do thực hiện nguyên tắc ghép kênh thống kê và dùng chung băng thông tổng.
Hỗi trợ triển khai các dịch vụ multicast,broadcast.
Quản lý đơn giản (mạng được cấu hình một cách tự động).
Cho phép cung cấp kết nối với nhiều mức SLA (Service Level Agreement) khác nhau.
Phương thức cung cấp kết nối nhanh và đơn giản. Cơng nghệ đã được chuẩn hóa.
b. Nhược điểm
Giá thành thiết bị ở thời điểm hiện tại còn khá đắt.
RPR chỉ thực hiện chức năng bảo vệ phục hồi trong cấu hình ring đơn lẻ. Với cấu hình ring liên kết, khi có sự cố tại nút liên kết các ring với nhau
RPR không thực hiện được chức năng phục hồi lưu lượng của các kết nối thông qua nút mạng liên kết ring.
Cơng nghệ mới được chuẩn hóa do vậy khả năng kết nối tương thích kết nối thiết bị của các hãng khác nhau là chưa cao.
2.3.4 Khả năng ứng dụng
Công nghệ RPR phù hợp với việc xây dựng mạng cung cấp kết nối với nhiều cấp độ thỏa thuận dịch vụ kết nối khác nhau trên một giao diện duy nhất.
Công nghệ RPR rất phù hợp cho việc truyền tải lưu lượng Ethernet trên cơ sở giải pháp “Ethernet over RPR” do việc công nghệ RPR giải quyết được nhược điểm triển khai cấu trúc mạng Ethernet Mesh và hỗ trợ Multicast,Broadcast trên cấu trúc này.
2.4 Công nghệ Ethernet/Gigabit Ethernet (GE) 2.4.1 Khái niệm 2.4.1 Khái niệm
Công nghệ Ethernet đã được xây dựng và chuẩn hoá để thực hiện các chức năng mạng lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý. Công nghệ này hỗ trợ cung cấp rất tốt các dịch vụ kết nối điểm - điểm với cấu trúc tô-pô mạng phổ biến theo kiểu ring và hub and spoke. Với cấu hình hub and spoke, trong các mạng cơ quan, khu văn phòng thường triển khai các nút mạng là các thiết bị Switch và các thiết bị Hub. Nút mạng đóng vai trị là cổng kết nối kép với nút mạng thực hiện chức năng POP (Point Of Present) của nhà cung cấp dịch vụ để tạo nên cấu trúc mạng. Cách tổ chức mạng này xét về khía cạnh kinh tế là tương đối đắt, bù lại mạng có độ duy trì mạng cao và có khả năng mở rộng, nâng cấp dung lượng.
2.4.2 Mơ hình