Phân vùng tính cân bằng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông lam (Trang 53 - 56)

3.1.1. Quan điểm, ngun tắc phân vùng tính tốn cân bằng nước

Nhận thức rằng đặc điểm cơ bản của tài nguyên nước là: thay đổi không ngừng theo không gian và thời gian; việc khai thác sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước và các hệ quả do khai thác sử dụng nước là rất khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực và thậm chí khác nhau giữa các tiểu lưu vực trong phạm vi một lưu vực sông; các tác hại do nước gây ra liên quan đến số lượng, chất lượng và động thái nguồn nước cũng rất khác nhau. Do vậy, không thể có được một giải pháp chung để xử lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước cho cả một vùng hay một lưu vực sơng, nói cách khác để đảm bảo vấn đề được xem xét toàn diện và phản ánh đúng thực tế thì khơng thể xem xét trên bình diện chung của cả một lưu vực.

Khi đó, xem xét cụ thể đối với từng khơng gian xác định để có thể xác định những đồng nhất về: tiềm năng nguồn nước, có chung sự tác động của các hoạt động khai thác sử dụng nước; cùng chịu tác động của những thiên tai do nước gây ra. Khơng gian đó được xem là các vùng quy hoạch hay là các tiểu lưu vực bộ phận.

Khi tính tốn cân bằng nước cho một hệ thống sơng nào đó cần phải chia hệ thống lưu vực ra từng vùng, từng khu, từng ơ... để thuận lợi cho việc tính tốn và phân chia này dựa vào một số tiêu chí nhất định sau: [4]

+ Dựa trên đặc điểm tự nhiên, sự phân cắt của địa hình tạo nên các khu có tính độc lập tương đối được bao bọc bởi các đường sông hoặc các đường phân thủy.

+ Căn cứ theo ranh giới hành chính được xem xét theo góc độ quản lý nhà nước và quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi.

+ Khu và tiểu khu thủy lợi được hình thành vừa là một hộ dùng nước trong hiện tại đồng thời sẽ là một hộ dùng nước trong tương lai.

+ Khu và tiểu khu thủy lợi có đủ điều kiện để xác định các nút lấy nước, thoát nước, xả nước... góp phần xây dựng được sơ đồ phát triển nguồn nước tồn lưu vực.

+ Các vùng đều có tính độc lập tương đối trong quản lý khai thác tài nguyên nước và có liên hệ với các khu, tiểu khu khác.

+ Theo các vùng cây trồng có tính chất khác nhau như lúa, cây trồng cạn và cây công nghiệp.

3.1.2. Các vùng cân bằng nước

Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc phân vùng tính cân bằng nước ở trên và áp dụng công cụ phần mềm MapInfo để phân chia và tính tốn các đặc trưng thống kê, lưu vực sông Lam được phân chia thành 19 tiểu vùng cân bằng nước với các thông tin liên quan được ghi ở bảng 7 và hình 7.

Bảng 7. Tổng hợp các tiểu vùng tính tốn cân bằng nước lưu vực sông Lam

TT Tên vùng

hiệu

Diện tích (km2)

Nguồn nước chính

1 Nậm Mô SC1 1.509,49 Sông Nậm Mô

2 Thượng Bản Là SC2 1.734,62 Sông Lam 3 Thượng Sông Hiếu SC3 1.783,79 Sông Hiếu 4 Khu giữa sông Hiếu SC4 1.034,63 Sông Hiếu

5 Sông Dinh SC5 822,017 Sông Dinh

6 Sông Huổi Nguyên SC6 887,594 Sông Huổi Nguyên 7 Sông Chà Lạp SC7 558,504 Sông Chà Lạp, sông Lam 8 Khe Choang SC8 1.342,53 Sông Khe Choang, sông Lam 9 Hạ Sông Hiếu SC9 1.675,83 Sông Hiếu

10 Anh Sơn SC10 571,18 Sông Lam

11 Sông Giăng SC11 1.072,61 Sông Giăng 12 Thanh Chương - Đô Lương SC12 1.022,85 Sông Lam

13 Nghi Lộc SC13 363,043 Sông Lam

14 Hạ sông Lam SC14 594,467 Sông Lam

15 Sông La SC15 110,942 Sông La

16 Hạ Ngàn Sâu SC16 186,764 Sông Ngàn Sâu

17 Ngàn Phố SC17 1079,61 Sông Ngàn Phố

18 Ngàn Trươi SC18 520,666 Sông Ngàn Trươi 19 Thượng Ngàn Sâu SC19 1265,35 Sông Ngàn Sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông lam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)