HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình SWAT khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho lưu vực sông thạch hãn (Trang 25 - 30)

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn; trong đó giá trị sản xuất trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, ngành chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác còn thấp, lao động nông thôn còn dư thừa nhiều, thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. [9]

1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

1.2.1.1. Những hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội

Do địa bàn tỉnh Quảng Trị nằm xa các trung tâm kinh tế lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố lớn khác...nên hạn chế trong giao lưu kinh tế. [14]

Diện tích đất canh tác ít, diện tích đất cát nhiều. Trong tỉnh Quảng Trị diện tích đất cát khoảng 30.000 ha, lớn hơn so với diện tích đất trồng lúa màu.

Quảng Trị nằm trong vùng thiên tai khắc nghiệt nhất so với các tỉnh khác trong cả nước. Lũ lụt, hạn hán, bão cát, cát lấp đồng ruộng xảy ra thường xuyên.

Lực lượng lao động còn thiếu và yếu do chưa có chiến lược đầu tư dài hạn.

Trong khi đó lực lượng chưa đến tuổi lao động hoặc quá tuổi lao động nhiều.. Lực lượng hưởng chế độ chính sách hàng năm do hậu quả của chiến tranh lớn.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu còn thấp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, còn thiếu và lạc hậu, chưa theo kịp với tiến trình phát triển.

1.2.1.2. Những thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội

Lợi thế về đất đai khí hậu, nguồn nước: Tỉnh Quảng Trị có điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu, đất đai phong phú. Ở đây có cả vùng núi, trung du, đồng bằng và ven biển; có tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đa dạng có hiệu quả cao. [14]

Tiểu vùng núi: miền núi Quảng Trị có diện tích 298.173 ha trải trên diện tích của 43 xã, thị trấn miền núi, chiếm 65% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Ðây là vùng có tiềm năng phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Tiểu vùng đồng bằng: thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp là trồng lúa và các cây màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày gắn với chăn nuôi lợn.

Tiểu vùng ven biển: bao gồm nhiều bãi cát và cồn cát lớn ven biển. Ðây là nơi có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông ngòi trong tỉnh tương đối dày với nguồn nước khá phong phú. Lượng dòng chảy trong năm khoảng 5 tỷ m3, góp một phần quan trọng trong sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Lợi thế về cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi. Các đường liên huyện, liên xã đã và đang tiếp tục được nâng cấp và mở rộng. Trong vùng có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thông thương buôn bán và giao lưu kinh tế với nước bạn Lào, Thái Lan. Cửa khẩu này càng trở nên quan trọng khi tuyến đường xuyên Á nối liền Cảng cửa Việt với Lào và vùng Ðông Bắc Thái Lan được hình thành. Tất cả các huyện, thị xã của tỉnh đều có điện lưới quốc gia, trên 10 vạn hộ đã được cấp điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ hộ được dùng điện lên đến 85%.

Lợi thế về lao động, khoa học kỹ thuật: Dân số toàn tỉnh năm 2011 là 604.671 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 329.943 người. Ðây là nguồn lao động dồi dào phục vụ phát triển kinh tế. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề tuy chưa cao nhưng người dân trong tỉnh khá năng động, chịu khó làm việc và học hỏi nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học vào cuộc sống.

1.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị

Định hướng cơ bản đối với vùng núi là chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá trên cơ sở nông lâm kết hợp, xã hội hoá nghề rừng, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây dược liệu, cây đặc sản, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, gắn liền với công nghệ chế biến khai khoáng và dịch vụ du lịch nhằm ổn định và nâng cao đời sống dân cư miền núi. [14]

Bảo vệ và tái tạo tài nguyên rừng, khôi phục môi trường sinh thái, chống xói mòn đất. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đồng thời mở rộng mạng lưới giao lưu trao đổi hàng hoá, văn hoá xã hội với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh của nước bạn Lào, Thái Lan. Xây dựng các cụm điểm kinh tế - văn hoá - xã hội cho vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Chú trọng đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao mặt bằng dân trí, cải thiện đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc miền núi.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các trung tâm, mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ du lịch, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

1.2.2.1. Tình hình phát triển dân số, nguồn nhân lực

Theo Niên giám thống kê năm 2011 dân số toàn tỉnh là 604.671 người (trong đ n gi i c 305.549 người và nam gi i c 299.122 người), dân số thành thị 174.179, dân số nông thôn 430.492 nhân khẩu (Bảng 1.15). Toàn tỉnh có 154.278 hộ, bình quân 3,92 người/hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tập trung chủ yếu ở hai huyện ĐaKrông, Hướng Hoá, ngoài ra còn phân bố ở 1 số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vinh Linh và Cam Lộ. [4]

Bảng 1.15. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực

Đơn vị tính: người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2006 591.869 292.619 299.250 155.454 436.415

2007 594.101 293.722 300.379 158.651 435.450

2008 596.712 295.969 300.743 162.014 434.698

2009 598.568 295.412 303.156 167.599 430.969

2010 601.665 297.287 304.378 170.873 430.792

2011 604.671 299.122 305.549 174.179 430.492

Năm 2011, Quảng Trị có 329.943 người trong độ tuổi lao động (chiếm 55,5%

dân số), trong đó số người trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 318.477 người, chiếm 52,67% dân số. Tổng số lao động, phân bố trong các ngành: nông, lâm nghiệp chiếm 52,06%; thủy sản 3,94%; công nghiệp xây dựng chiếm 14,93%.

1.2.2.2. Xu thế phát triển kinh tế - xã hội

Trong thập niên qua tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đạt mức khá cao, tuy nhiên có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội đang tiếp tục được cải thiện đặc biệt ngành dịch vụ, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp có xu hướng giảm tương đối lớn từ 4.9% năm 2005 xuống 2.9% năm 2011 (bảng 1.16). [3]

Giai đoạn 2001- 2005. Tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8.7%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 21.7%/năm, nông nghiệp tăng 4.7%/năm, dịch vụ tăng 6.7%/năm. Năm 2005, tổng GDP (giá HH) đạt 3.407 tỉ đồng, bình quân đầu người

đạt 5.165 triệu đồng, tăng hơn 1.8 lần so với năm 2000

Giai đoạn 2006-2010. Kinh tế Quảng Trị có mức tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10.6%/năm, tương đương chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra là 11%/năm và cao hơn so với giai đoạn 2001- 2005 đã đạt là 8.68%/năm. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng bình quân VA (GDP) giai đoạn 05 năm 2006-2010 của các ngành kinh tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng và ngành Công nghiệp có tốc độ cao trong cả giai đoạn 10 năm 2001-2010 với tốc độ 23.3%/năm và 19.3%/năm; Tiếp theo là ngành Thương mại- Dịch vụ đạt tốc độ 7.6%/năm và ngành Nông nghiệp là 4.1%/năm. Năm 2010, tổng VA (theo giá cố định 1994) của tỉnh đạt khoảng 3.008 tỷ đồng gấp hơn 1.6 lần so với năm 2005 và đạt mức tăng trưởng 10.6%/năm trong giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2009-2011. Kinh tế tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng 10.15%/năm (năm 2009 tăng 9.4%, năm 2010 tăng 10.8%, năm 2011 tăng 9.6%). Trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16.76%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2.76%, dịch vụ tăng 8.57%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân tăng 26.05%/năm, tốc độ tăng thu nội địa bình quân là 21.9%/năm.

Giai đoạn 2011 Quảng Trị đạt được một số kết quả như sau:

Tốc độ tăng trưởng ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2.9%; Công nghiệp - xây dựng tăng 14.6%; Dịch vụ tăng 9.1%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt: 6.451 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt: 1466 tỷ đồng; trong đó thu nội địa: 903 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 563 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 21.496 triệu đồng.

Bảng 1.16. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân qua các thời kỳ (%)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011

- Tăng trưởng GDP bq/năm 10.4 9.4 10.8 9.6

- Công nghiệp - xây dựng 22.1 17.7 18 14.6

- Nông, lâm, ngư nghiệp 2.5 2.0 3.4 2.9

- Dịch vụ 7.4 7.6 9.0 9.1

1.2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới năm 2010 Đất nông nghiệp đến 2010 tăng chủ yếu do khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm, trồng và khoanh nuôi phục hồi rừng, nuôi trồng thủy sản. [15, 16, 17]

Bảng 1.17. Cơ cấu quỹ đất đến 2010 tỉnh Quảng Trị Loại đất

Hiện trạng sử dụng năm 2002 Quy hoạch sử dụng đến 2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 474.573,6 100 474574 100

1. Đất nông nghiệp 70766.7 14.91 92539 19.5

2. Đất lâm nghiệp 157206.75 33.13 311030 65.54

3. Đất chuyên dùng 18908.02 3.98 20202 4.26

4. Đất ở 3486.2 0.73 4156 0.87

5. Đất chưa sử dụng 224205.91 47.24 46664 9.83

Bảng 1.18. Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Quảng Trị

Loại đất Năm 2002 Năm 2010

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 474573.57 100 474573 100

I- Ðất nông nghiệp 70766.69 14.91 92539 19.5

1- Ðất trồng cây hàng năm 41051 58.01 51512 54.12

a/ Ðất ruộng lúa, lúa màu 25796.06 25379

b/Ðất nương rẫy 5401.28 936

c/ Ðất trồng cây hàng năm khác 9853.66 23763

2- Ðất vườn tạp 9770.48 13.81 10846 11.72

3- Ðất trồng cây lâu năm 18814.05 26.59 23864 25.79

4- Ðất cỏ dùng vào chăn nuôi 101 0.14 4651 5.03

5- Ðất có mặt nước nuôi trồng TS 1030.16 1.46 3100 3.35 II – Ðất lâm nghiệp có rừng 157206.75 33.13 311030 65.54

1/- Rừng tự nhiên 101352.75 64.47 153435 49.33

a/. Ðất có rừng sản xuất 40094.66 85977

b/. Ðất có rừng phòng hộ 61164.65 67365

c/. Ðất có rừng đặc dụng 93.44 93

2/- Rừng trồng 55819.34 35.51 157150 50.53

a/. Ðất có rừng sản xuất 40006.31 139567

b/. Ðất có rừng phòng hộ 15813.03 17583

c/. Ðất có rừng đặc dụng 0

3/- Ðất ươm cây giống 34.66 0.02 445 0.14

III- Ðất chuyên dùng 18908.02 3.98 20202 4.26

Trong đó: Ðất làm muối 12 0.06 15 0.07

1- Ðất ở đô thị 1254.34 35.98 1425 34.44

2- Ðất ở nông thôn 2231.86 64.02 2713 65.56

V- Ðất chưa sử dụng,sông suối, NĐ 224205.91 47.24 46664 9.83

1/ Ðất bằng chưa sử dụng 19319.2 8.62 4500 9.64

2/ Ðất đồi núi chưa sử dụng 186833.34 83.33 27226 58.34 3/ Ðất có mặt nước chưa sử dụng 3234.84 1.44 366 0.78

4/ Sông suối 11646.93 5.19 11247 24.1

5/ Núi đá không có rừng cây 1858.9 0.83 992 2.13

6/ Ðất chưa sử dụng khác 1312.7 0.59 2333 5

(Nguồn: Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp)

1.3. CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình SWAT khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho lưu vực sông thạch hãn (Trang 25 - 30)