Về đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa trong 50 năm qua và tác động của nó đến năng suất lúa tỉnh thái bình (Trang 31 - 34)

2.1.1 Tổng quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, cách thủ đơ Hà Nội 110 km về phía đơng nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dƣơng ở phía bắc, Hƣng Yên ở phía tây bắc, Hải Phịng ở phía đơng bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đơng là biển Đơng (Vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.[24]

Thái Bình có tọa độ: 20°18′ đến 20°44′ độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đơng.

Với hình khá bằng phẳng, bờ biển dài và có hệ thống sơng ngịi dày đặc, thuận lợi cho tƣới tiêu phát triển nông nghiệp, thủy sản của tỉnh. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hƣởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nƣớc dâng nhanh với lƣu lƣợng lớn và hàm lƣợng phù sa cao, mùa đông lƣu lƣợng giảm nhiều và lƣợng phù sa không đáng kể khiến nƣớc mặn ảnh hƣởng sâu vào đất liền từ 15 – 20 km.

Dân số Thái Bình năm 2011, là 1.786.000 ngƣời với mật độ dân số 1.138 ngƣời/km². Thành phần dân số chủ yếu là: nông thôn: 90,1% và chƣa đầy 10% ở thành thị.[4]

2.1.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Thái Bình

2.1.2.1. Đặc điểm chung về khí hậu

Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới gió mùa. Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23 - 24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8.400- 8.500ºC, số giờ nắng từ 1.600 -1.800, tổng lƣợng mƣa trong năm khoảng 1.700mm, độ ẩm khơng khí từ 80 - 90%. Gió mùa mang đến Thái Bình một mùa đơng lạnh mƣa ít, một mùa hạ nóng mƣa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn.

- Mùa hè nhiều nắng, nóng, giơng bão. - Mùa đơng lạnh, có rét hại.

2.1.2.2 Đặc điểm nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm: 23,3oC có năm lên đến 24,2oC (1987), năm thấp nhất 22,6oC (1976).

- Nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng I): trung bình 16,2oC, cao nhất 18,8 oC (1987), thấp nhất là 12,5oC (2011).

- Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng VII): trung bình 29,2oC, cao nhất 30,5oC (1983), thấp nhất 28,1oC (1994).

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39,2 oC (5/7/67). - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 4,1oC (2/1/74).

Mùa nóng bao gồm những tháng liên tục có nhiệt độ trung bình trên 25oC: V – IX (5 tháng), nóng nhất: tháng VII.

Mùa lạnh bao gồm những tháng liên tục có nhiệt độ trung bình dƣới 20oC: XII – III (4 tháng), lạnh nhất: tháng I.

2.1.2.3 Đặc điểm mƣa

Lƣợng mƣa năm trung bình: 1.674,7 mm.

Lƣợng mƣa năm nhiều nhất: 3.195,3 mm (1973). Lƣợng mƣa năm ít nhất: 915,3 mm (1991).

Mùa mƣa là một chuỗi tháng liên tục, có lƣợng mƣa trung bình tháng khơng dƣới 100mm.

Mùa mƣa: V – X (6 tháng), gần trùng mùa nóng.

Mùa khơ là một chuỗi tháng liên tục, có lƣợng mƣa trung bình tháng dƣới 100mm

Mùa khơ: XI – IV (6 tháng), bao trùm mùa lạnh và các tháng quá độ (XI, III).

2.1.3 Hiện trạng sản xuất nơng nghiệp tỉnh Thái Bình

Với đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên, nhƣ đã nói trong mục 2.1 đến nay Thái Bình vẫn đƣợc xác định là một tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp thuần nông, trồng trọt là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hƣớng giảm dần theo các năm và thay vào đó là gia tăng của lĩnh vực chăn ni. Năm 2007, tỷ trọng của ngành trồng trọt chiếm 62,96% đến năm 2011 chỉ cịn 55,35%.

Diện tích gieo trồng cây lƣơng thực của Thái Bình những năm qua tƣơng đối ổn định, năm 2011 với tổng số 174,9 nghìn ha và sản lƣợng đạt 1.140,8 nghìn tấn, Thái Bình là tỉnh dẫn đầu trong các tỉnh ở đồng bằng sơng Hồng. Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến nơng, tập trung cho thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất, hồn chỉnh và xây dựng các cơng trình thủy lợi, đƣa giống mới vào sản xuất.

Bảng 2. 1 Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt của tỉnh Thái Bình

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 * Diện tích Tổng số (Nghìn ha) 174,2 177,6 175,6 175,6 174,9 - Lúa 164,8 168,3 167,1 166,4 165,7 - Ngô 9,2 9,3 8,5 9,2 9,2 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 - Lúa 94,62 94,76 95,16 94,76 94,74 - Ngô 8,28 5,24 4,84 5,24 5,26 * Sản lƣợng Tổng số (Nghìn tấn) 1.062,6 1.154,2 1.150,7 1.153,8 1.140,8 - Lúa 1.014,7 1.105,2 1.105,8 1.104,4 1.091,3 - Ngô 47,9 49,0 44,8 49,3 49,5 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 - Lúa 95,49 95,76 96,10 95,72 95,66 - Ngô 4,51 4,24 3,90 4,28 4,34

Nguồn: Viện Địa Lý, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam[11] Trong ngành trồng trọt, cây lƣơng thực vẫn là cây trồng chủ yếu, chiếm 63,3% giá trị sản xuất của ngành. Lúa giữ vị trí ƣu thế trong các loại cây lƣơng thực. Diện tích lúa năm 2011 là 165,7 nghìn ha, sản lƣợng đạt 1.091,3 nghìn tấn. Lúa đƣợc phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Từ những năm 1970 trở lại đây, năng suất lúa thƣờng xuyên giữ vững ở vị trí hàng đầu cả nƣớc và năng suất khá đồng đều ở các huyện trong tỉnh. Năng suất lúa năm 2011 đạt 65,86 tạ/ha, cao nhất cả nƣớc. Ngồi lúa, Thái Bình cịn trồng các loại cây màu lƣơng thực. Diện tích trồng màu tăng lên qua các năm. Cây màu chính gồm cây ngơ và khoai lang. Cây cơng nghiệp có đay, cói, dâu tằm, mía, lạc, thuốc lào.

Những năm qua, tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tạo ra các vùng, khu vực chuyên canh tập trung và hiệu quả hơn. Mỗi huyện đều đã hình thành và phát triển một số vùng trồng rau, màu tập trung, hiệu quả cao hơn 2-3 lần trồng lúa.

Khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp là mùa mƣa thƣờng có bão, mùa khơ

thƣờng có hạn và những ngày lạnh giá, sƣơng muối làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, gia súc và cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa trong 50 năm qua và tác động của nó đến năng suất lúa tỉnh thái bình (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)