Điều này cho thấy rằng phản ứng mở vòng của các nhóm ete của epoxy xảy ra ở sâu bên trong cấu trúc vật liệu, do đó dẫn đến sự gia tăng các nhóm -OH. Tuy
nhiên, cường độ của các pic C = C của bisphenol A (1607 cm-1) không thay đổi khi
kiểm tra ở sâu bên trong cấu trúc của PC, điều này chỉ ra rằng polyme bisphenol A epoxy được phân bố đều ở các độ dày khác nhau.
Đo phổ PA-FT-IR trên bề mặt của mẫu vật tiếp xúc với môi trường UV trong khoảng thời gian khác nhau: 0, 5, 9, và 13 tuần, đã phát hiện sự gia tăng cường độ
các pic ở 3399 cm-1, điều này chỉ ra rằng tiếp xúc với tia cực tím cũng kèm theo q
trình ngưng tụ nước và hình thành của các nhóm hydroxyl trên bề mặt polyme. Trong thời gian tiếp xúc 5 tuần cũng phát hiện có giảm cường độ của các pic 1250
cm-1 và 1509 cm-1. Điều này chứng tỏ tia UV tạo điều kiện rất thuận lợi cho phản
ứng tạo liên kết ngang trên bề mặt nhựa. Qua 5 tuần thì khơng thấy có sự giảm thêm nữa của các pic đã nêu. Tuy nhiên, lại thấy có sự hình thành của pic mới tại 1660
cm-1 chứng tỏ có sự hình thành nhóm amit trên bề mặt epoxy. Bước sóng này có
chỉ ra rằng các phản ứng liên kết ngang là nguyên nhân gây lão hóa ở 5 tuần đầu. Sau thời gian đó, sự hình thành các amit chi phối các q trình lão hóa. Nghiên cứu cũng sử dụng kính hiển vi kết hợp phổ FT-IR và phổ Raman để kiểm tra các vị trí cụ thể của bề mặt bị lão hóa, qua đó so sánh các vị trí và tìm ra sự nứt gãy trong vi
cấu trúc. Các phương pháp quang phổ đã phát hiện sự gia tăng cường độ pic ở 1660
cm-1 và giảm cường độ pic ở 1296 cm-1 (đặc trưng cho dao động C-N) trong khu
vực mẫu bị phá hủy. Sự tăng cường độ pic đặc trưng cho dao động của liên kết C-N này đã chứng tỏ sự hình thành nhóm amit thơng qua q trình cắt mạch, và đây là nguyên nhân gây lão hóa nhựa epoxy. Phổ ở khu vực bị nứt gãy cũng phát hiện có
sự gia tăng cường độ của pic ở 1250 cm-1 và 1509 cm-1, sự gia tăng cường độ của
các pic này tương ứng với sự gia tăng liên kết C-O và N-H và cho thấy sự giảm các
liên kết ngang [22]. Kumar et al. [24] cũng đã nghiên cứu sự phân hủy mẫu nano
compozit trên cơ sở nhựa nền epoxy gia cường hạt nano cacbon (cacbon/epoxy) dạng tấm mỏng khi tiếp xúc với bức xạ UV trong 500 giờ, kết quả phân tích phổ
FT-IR cũng thu được tương tự. Cụ thể, sự giảm cường độ các đỉnh pic ở 1250 cm-1
và 1509 cm-1 cho thấy sự tăng mật độ liên kết ngang trên bề mặt của epoxy còn sự
giảm cường độ của pic 1296 cm-1 là do sự hình thành amit. Kết quả này chứng minh
đã xảy ra phản ứng cắt mạch của polyme compozit khi tiếp xúc với tia UV. Cả hai nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng các cơ chế tạo liên kết ngang và sự cắt mạch cạnh tranh nhau trong q trình lão hóa vật liệu. Tăng liên kết ngang chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu của q trình lão hóa, sau đó sự hình thành các nhóm chức cacbonyl và amit bởi sự cắt mạch chiếm ưu thế hơn. Cả hai cơ chế dẫn đến sự tăng số lượng liên kết ngang, bề mặt vật liệu bị phá hủy và làm giảm độ bền cơ học của vật liệu
compozit [24]. Tác giả Musto et al, [26] đề xuất một số cơ chế lão hóa dựa trên
phân tích phổ FTIR của nhựa epoxy tetraglycidyl-4,4'-diaminodiphenylmetan (TGDDM) đóng rắn bằng 4,4'-diaminodiphenyl sulfon (DDS), sau khi tiếp xúc với bức xạ UV và độ ẩm. Họ đã đưa ra kết luận rằng sự lão hóa, oxy hóa của TGDDM/DDS có thể theo các cơ chế khác nhau, nhưng đều dẫn đến kết quả cuối cùng là sự cắt mạch polyme để hình thành các nhóm amit và cacbonyl. Cơ chế 1 bao gồm quá trình cắt các liên kết C-N sau đó là sự tách hiđro trên các nhóm metylen, cuối cùng dẫn đến sự hình thành của một nhóm andehit (nhóm cacbonyl).
Cơ chế 2 bắt đầu với quá trình cắt hiđro của liên kết CH-OH tiếp theo là một phản ứng chuỗi và quá trình cắt tương tự tại các liên kết cacbon-nitơ, dẫn đến sự hình thành của nhóm cacbonyl. Cịn theo cơ chế 3 thì đầu tiên là tấn công vào nguyên tử oxy của cấu trúc VII mô tả trong sơ đồ 2. Sự cắt mạch tại các liên kết C-C tạo ra nhóm cacbonyl và amit bằng việc loại nước ở cấu trúc XIII. Tuy nhiên, cơ chế hợp lí nhất để giải thích sự hình thành amit được đề xuất trong cơ chế 4, với sự cắt mạch xảy ra tại các liên kết C-C, chứ không phải là liên kết C-N để tạo thành các nhóm chức amit và tiếp tục các chuỗi phản ứng tiếp theo [26].