Đặc điểm các đứt gãy phương á vĩ tuyến và tây bắc-đông nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hoạt động kiến tạo các hệ thống đứt gãy khu vực thủy điện sông tranh 2, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm hình học, động học hệ đứt gãy khu vực thủy điện Sông Tranh 2

3.1.1 Đặc điểm các đứt gãy phương á vĩ tuyến và tây bắc-đông nam

Nhóm đứt gãy phương á vĩ tuyến và tây bắc-đơng nam là hệ thống đứt gãy chủ đạo ở vùng nghiên cứu. Trong đó, 2 đứt gãy phương á vĩ tuyến Trà Bui-Trà Nú và đứt gãy Suối Trà Leng-Trà Khê là 2 đứt gãy chính; 9 đứt gãy phương tây bắc- đơng nam cịn lại là các đứt gãy nhánh.

1. Đứt gãy á vĩ tuyến Trà Bui-Trà Nú

2. Đứt gãy tây bắc-đông nam Phước Hiệp-Trà Bui 3. Đứt gãy tây bắc-đông nam Trà Tân

4. Đứt gãy tây bắc-đông nam Phước Trà-Trà Sơn 5. Đứt gãy tây bắc-đông nam Trà Đốc-Sông Trường 6. Đứt gãy tây bắc-đông nam Trà Giang

7. Đứt gãy tây bắc-đơng nam Phước Gia-Trà Kót 8. Đứt gãy tây bắc-đông nam Tiên Kỳ

9. Đứt gãy tây bắc-đông nam Suối Tà Vi 10. Đứt gãy tây bắc-đông nam Trà Leng

11. Đứt gãy á vĩ tuyến Suối Trà Leng – Trà Khê.

Đứt gãy á vĩ tuyến Trà Bui-Trà Nú là đứt gãy có quy mơ phát triển lớn nhất và là một phần của đới đứt gãy quy mô khu vực Trà Bồng, kéo dài theo phương á vĩ tuyến từ Quảng Ngãi đến Khâm Đức (hình 9). Trên địa hình hiện tại, đứt gãy phương á vĩ tuyến Trà Bui-Trà Nú thể hiện dưới dạng thung lũng hẹp kéo dài từ xã Trà Bui, cắt qua hồ thủy điện Sông Tranh 2 và địa phận các xã Trà Tân, Trà Giang đến Trà Nú. Trên ảnh DEM và ảnh vệ tinh, phương đứt gãy Trà Bui-Trà Nú bị uốn cong, đường phương của mặt đứt gãy thay đổi trong khoảng từ 140o đến 100o.

Các nghiên cứu thực địa dọc theo đứt gãy tại nhiều điểm lộ khác nhau cho thấy, mặt đứt gãy cắm về phía nam với góc dốc dao động từ 60o đến dốc đứng. Ở quy mô vết lộ, đứt gãy Trà Bui-Trà Nú có đoạn phát triển kế thừa từ các mặt phân phiến của các đá biến chất với phương kéo dài đơng tây, có những đoạn phát triển trùng với mặt C của cấu trúc S/C (hình 10a, 10b). Dọc theo đứt gãy ghi nhận rất rõ

nhiều mặt trượt và vết xước của hai pha chuyển động trượt bằng ngược chiều nhau (hình 11, 12, 13). Riêng đứt gãy Phước Gia-Trà Kót có đường phương chuyển dần từ tây bắc về á vĩ tuyến khi đi qua trung tâm xã Trà Kót ở phía đơng vùng nghiên cứu. Các dấu hiệu chuyển dịch kiến tạo của đứt gãy này thể hiện không rõ nét trên các nghiên cứu ở quy mô vết lộ. Biểu hiện hoạt động hiện đại mạnh mẽ của đứt gãy Trà Bui-Trà Nú là sự có mặt của đới bột kiến tạo (fault gouge) kéo dài (hình 14).

Hình 10a: Mặt đứt gãy phương tây bắc-đông nam phát triển trên mặt C trong cấu trúc S/C của đá mylonite, quan sát ở dọc đứt gãy Trà Bui-Trà Nú (sơng Trà Bồng).

Hình 10b: Mặt đứt gãy phương tây bắc-đông nam phát triển trên mặt C trong cấu trúc S/C của đá mylonite, quan sát ở dọc đứt gãy Trà Bui-Trà Nú (sơng Trà Bồng).

Hình 11: Vết xước minh họa pha hoạt động trượt trái của đứt gãy Trà Bui- Trà Núi tại điểm lộ ST29.

Hình 12: Vết xước minh họa pha hoạt động trượt phải của đứt gãy Trà Bui-Trà Núi tại điểm lộ ST29.

Hình 13: Vết xước minh họa pha hoạt động trượt phải của đứt gãy Trà Bui-Trà Nú tại điểm lộ ST32.

Hình 14: Đứt gãy phương á kinh tuyến cắt qua đới bột kiến tạo (fault gouge) của đứt gãy Trà Bui-Trà Nú, tại điểm lộ ST40, minh họa cho hoạt động kiến tạo hiện đại của 2 đứt gãy này.

Ở quy mô khu vực, quan sát tại các điểm lộ dọc theo đứt gãy chính Trà Bui- Trà Nú, cũng như trên ảnh DEM kết hợp với ảnh vệ tinh có thể thấy các đứt gãy phương tây bắc-đông nam là các đứt gãy nhánh phát triển từ các mặt phân phiến và mặt C trong cấu trúc S/C của các đá biến chất, biến dạng dẻo của đứt gãy chính Trà Bui-Trà Nú. Phương đứt gãy chủ đạo là 300o đến 330o. Nghiên cứu dấu vết chuyển dịch kiến tạo dọc các đứt gãy nhánh cho thấy, mặt trượt của các đứt gãy này cắm về phía tây nam, góc cắm tương đối lớn đến dốc đứng.

Ở phần phía bắc của đứt gãy Trà Bui-Trà Nú, trong phạm vi khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, đáng chú ý nhất là các đứt gãy phương tây bắc-đông nam: đứt gãy Phước Hiệp-Trà Bui, đứt gãy Trà Tân, đứt gãy Phước Trà-Trà Sơn, đứt gãy Trà Đốc-Sông Trường và đứt gãy Trà Giang (hình 9). Phương tây bắc của các đứt gãy nhánh tạo với phương đứt gãy chính Trà Bui-Trà Nú một góc khoảng 30o, riêng đứt gãy nhánh Trà Giang tạo với phương đứt gãy chính một góc khoảng 40o. Dọc theo các đứt gãy nhánh này, ghi nhận rất rõ các mặt trượt trẻ (hình 15, 16, 17, 18).

Hình 15: Vết xước kiến tạo minh họa pha trượt trái của đứt gãy tây bắc-đông nam Phước Trà-Trà Sơn, quan sát ở vai trái đập chính tại điểm lộ ST81.

Hình 16: Vết xước kiến tạo minh họa pha trượt phải của đứt gãy tây bắc-đông nam Phước Trà-Trà Sơn, quan sát ở vai trái đập chính tại điểm lộ ST80.

Hình 17: Vết xước kiến tạo minh họa pha trượt phải của đứt gãy tây bắc-đông nam Phước Trà-Trà Sơn, quan sát ở vai trái đập chính tại điểm lộ ST80.

Hình 18: Vết xước kiến tạo minh họa pha trượt phải của đứt gãy tây bắc-đông nam Tiên Kỳ, quan sát ở điểm lộ ST83.

Ở phần phía nam của đứt gãy Trà Bui-Trà Nú xác định được 2 đứt gãy nhánh phương tây bắc-đông nam: đứt gãy Trà Leng, đứt gãy Suối Tà Vi và đứt gãy Sông Trường (đây là phần nhánh kéo dài về phía đơng nam của đứt gãy nhánh Trà Đốc- Sông Trường). Các đứt gãy nhánh Trà Leng và Suối Tà Vi phát triển về phía nam thì hội nhập với đứt gãy phương AVT Suối Trà Leng-Trà Khê, là một phần của đứt gãy quy mô khu vực Hưng Nhượng-Tà Vi.

Trên mơ hình số độ cao DEM, ảnh vệ tinh Landsat ETM Plus, các đứt gãy nêu trên đều trùng với các thung lũng hình chữ V hẹp. Các mặt trượt quan sát được dọc theo các đứt gãy phân nhánh này cho thấy mặt trượt của đứt gãy Trà Leng cắm dốc 60o về phía đơng bắc đến dốc đứng (hình 16). Ngược lại, đứt gãy nhánh suối Tà Vi có mặt trượt cắm về phía tây nam khoảng 60o (hình 19).

Hình 19: Mặt trượt phải quan sát ở các điểm lộ khu vực xã Trà Leng.

Hình 20: Vết xước kiến tạo minh họa pha trượt phải của đứt gãy tây bắc-đông nam Suối Tà Vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hoạt động kiến tạo các hệ thống đứt gãy khu vực thủy điện sông tranh 2, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 37)