Mơ hình mạng siêu ngang hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảng băm phân tán và định tuyến trên mạng ngang hàng (Trang 25 - 28)

3 Định tuyến trên mạng ngang hàng

1.4 Mơ hình mạng siêu ngang hàng

gốc hoặc các nút có bậc cao bị hỏng hoặc rời khỏi mạng thì các nút con của nó cũng khơng hoạt động được.

• Phương pháp định tuyến theo ngữ nghĩa (Semantic Routing)

Định tuyến theo ngữ nghĩa [6] là một phương pháp định tuyến tập trung vào bản chất của truy vấn được định tuyến hơn là vào cấu trúc liên kết mạng. Về cơ bản, định tuyến theo ngữ nghĩa cải thiện phương pháp định tuyến truyền thống bằng cách sử dụng các nút ưu tiên. Nút ưu tiên là nút cung cấp các thơng tin tốt ở lần trước đó về kiểu dữ liệu được tham chiếu bởi truy vấn.

Để có thể tìm kiếm thơng tin trên mạng ngang hàng theo ngữ nghĩa thì dữ liệu cần phải có phần mơ tả ngữ nghĩa liên quan, thông thường phần mô tả thường sử dụng siêu dữ liệu RDF1. Tài liệu/dữ liệu gán nhãn RDF sẽ cung cấp nhiều “web ngữ nghĩa” hơn so với các kiểu ngang hàng có cấu trúc. Định tuyến theo ngữ nghĩa về cơ bản là khác so với các kỹ thuật khác vì các nút tiềm năng được chọn bởi lịng tin của các nút khác vào khả năng trả lời đúng truy vấn đã cho mà khơng phụ thuộc vào vị trí của nó trong mạng.

Mỗi khi một nút trả lời truy vấn, các nút hàng xóm sẽ tự động điều chỉnh mức độ tin cậy của chúng vào nút này với từng loại truy vấn. Về bản chất thì sự điều chỉnh này phụ thuộc vào việc liệu câu trả lời có là chính xác. Một yếu tố quan trọng trong thuật toán định tuyến là sự ảnh hưởng về lâu dài tức là các nút phải có một hằng số định danh trong một không gian mạng nếu chúng muốn giữa lại xếp hạng tin cậy của chính nó. Có một trạng thái ban đầu khi khơng một nút nào đánh giá bất kỳ một nút nào khác, các nút có thể trả lại một con số ngẫu nhiên về độ tin cậy.

Tuy nhiên, mạng này đơi khi gặp phải tình trạng “quá khớp” (overfitting) và điều này làm cho các dữ liệu liên quan đến các nút trở lên nghiêm ngặt và thiếu linh hoạt.

• Phương pháp định tuyến sử dụng bảng băm phân tán

Thuật tốn định tuyến có sử dụng bảng băm phân tán rất hữu dụng trong hệ thống chia sẻ tệp tin và các tài nguyên khác trong mạng ngang hàng. Chương tiếp theo sẽ đi thảo luận về vấn đề định tuyến trên mạng ngang hàng có sử dụng bảng băm phân tán và các thuật toán được nảy sinh từ ý tưởng này.

Chương 2

Bảng băm phân tán

2.1 Bảng băm

Cho một tập hợp gồm m mục dữ liệu I ={e1, e2, . . . , em}. Trong đó, mỗi mục

dữ liệu ei có một khóa ki ∈ N tương ứng và ki 6= kj,∀i 6=j. Lúc này, ta có một

tập các khóa KI ={k1, k2, . . . , km}, khơng mất tính tổng quát, ta coi tập KI là tập m số tự nhiên đầu tiên và số tự nhiên thứi là khóa của phần tử ei,∀i= 1, m.

Với một tập con S ⊆ I, ta có thể biểu diễn S theo nhiều cách khác nhau tùy vào từng bài toán. Ở đây, ta quan tâm đến cách biểu diễn sao cho các thao tác như: thêm (insert), xóa (delete) và tra cứu (lookup) được thực hiện trong thời gian O(1). Sau đây là một số cách biểu diễn S:

2.1.1 Bảng địa chỉ trực tiếp

Trong trường hợp m khơng q lớn thì ta sử dụng một mảng T[1..m], trong

đó mỗi phần tử của T có thể chứa một mục dữ liệu thuộc I. Như vậy, tập S sẽ được biểu diễn như sau [25]:

T[k] =    ek ek ∈S N U LL ek ∈/ S (2.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảng băm phân tán và định tuyến trên mạng ngang hàng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)