HST Sông Hồng (Lưu vực chảy qua địa phận Hà Nội)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố hà nội (Trang 70 - 79)

3.1.5 .Thổ nhưỡng

3.2. Hiện trạng ĐDSH của Thành phố Hà Nội

3.2.4. HST Sông Hồng (Lưu vực chảy qua địa phận Hà Nội)

Các lồi thực vật thủy sinh bậc cao, có thể chiếm ưu thế trong vùng đất ngập nước, các đầm hồ nơng và các dịng suối. Hầu hết các loài thực vật thủy sinh bậc cao là các lồi thực vật có hoa (cây hạt kín). Các lồi dương xỉ thủy sinh, các loài rêu, các loài cây cỏ khác và thậm chí các lồi tảo cỡ lớn của nhóm Charophyceae có thể phát triển mạnh trong những sinh cảnh sống đặc biệt.

Các loài thực vật bậc cao trong đầm, hồ thường được phân loại dựa vào sinh cảnh sống của chúng do sự đa dạng về nhóm taxon. Sự phân chia sinh thái chủ yếu dựa vào đặc điểm bộ rễ của chúng hoặc bám trong đất trầm tích đáy hoặc lơ lửng trong tầng nước. Nhóm sống trơi nổi và có rễ trong nước rất phổ biến trong các hồ, sông, đầm lầy và cửa sơng. Các lồi thực vật cỡ lớn có rễ có thể có tồn bộ hoặc một phần cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản hữu tính ở phía trên mặt nước hoặc hồn tồn chìm trong nước. Nhiều lồi có một số lá hoặc hoa nổi lên trong một thời gian ngắn. Các lồi thực vật có rễ có những thuận lợi trọng việc khai thác các chất dinh dưỡng trong nền đáy cũng như hấp thu trực tiếp từ nước. Nhiều lồi có một số lá hoặc hoa nổi lên trong một thời gian ngắn. Các lồi thực vật có rễ có những thuận lợi trong việc khai thác các chất dinh dưỡng trong nền đáy cũng như hấp thu trực tiếp từ nước. Chúng hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là phốt pho, từ chất đáy và trả chúng lại mơi trường nước qua q trình bài tiết hoặc phân hủy.

Các lồi thực vật có hoa một lá mầm sống nổi trên mặt nước thường là các loài ưu thế ở các đầm lầy và dọc theo các bờ suối. Các vùng đất ngập nước là khu vực chuyển tiếp giữa đất và nước, và các loài thực vật sống ven biển có thể tiếp xúc với nước ngọt và nước mặn theo chu kỳ của thủy triều. Trong các đợt khảo sát thấy chủ yếu là các chi thuộc các họ thực vật thủy sinh bậc cao: Cyperaceae (Eleocharis, Cyperus); Poaceae (Panicum, Hymerachne,

Phragmites); Onagnaceae (Ludwigia); Alismataccae (Sagisttria, Alisma);

Hydrocharitaceae (Hydrocharis, Hydrilla, Ottelia); Potamogetoraceae

cicullata, S.natens. Các lồi bèo Ong sống trơi nổi Salvinia spp và các lồi thực

vật có hoa một lá mầm nhưu bèo lục bình Eichornia crassipes có thể che phủ hoàn toàn bề mặt một số ao đầm nhỏ để hoang.

3.2.4.2.Thực vật nổi (Phytoplankton)

Qua khảo sát thực tế và tham khảo tài liệu đã xác định được 20 loài thực vật nổi thuộc 8 họ, 3 bộ, 3 ngành (phụ lục số IV.1). Sự phân bố thành phần loài thực vật nổi ở các họ, các bộ được trình bày ở bảng 16.

Bảng 16: Thành phần thực vật nổi sông Hồng (Hà Nội)

Ngành Bộ Số họ % Số loài %

Tảo silic (Bacillariophyta) Discinales 6 75 15 75

Tảo lục (Chlorophyta) Zygnematales 1 12,5 2 10

Tảo lam (Cyanophyta) Nostocales 1 12,5 3 15

Tổng 8 100 20 100

Nhìn vào bảng phân bố trên cho ta thấy ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế về thành phần loài (15 loài chiếm 75% tổng số loài), tảo lam (Cyanophyta) có 3 lồi chiếm 15% tổng số lồi, tảo lục (Chlorophyta) có 2 lồi chiếm 10% tổng số loài. Cấu trúc thành phần loài như vậy là phản ánh thực tế của khu hệ tảo sông. Mật độ thực vật nổi thấp, dao động từ trên 2.000 đến 6.000tb/l, trong đó, tảo Silic chiếm ưu thế về số lượng.

Trong thành phần thực vật nổi, có sự phân bố rất rõ ràng các nhóm tảo theo các loại hình thủy vực khác nhau: nhóm tảo ưa nước chảy, sạch phân bố tại các thủy vực vùng núi, sông suối đầu nguồn như chi Dinobrion thuộc

ngành Tảo vàng ánh, các chi Melosira, Nitzschia, AmPhora, Suirella, Navicula, Synedra thuộc ngành Tảo silic, các chi Spyrogyra, Zignemopsis, Micrasterias, Closterium, Staurastrum, Crucigenia thuộc ngành Tảo lục. Trong khi đó, một số chi khác thuộc ngành Tảo mắt, Tảo lục và Vi khuẩn lam ít hoặc khơng xuất hiện tại đây thì ở các vùng hạ lưu sông hay ở các thủy vực ao, hồ có dinh dưỡng cao, có biểu hiện ơ nhiễm hữu cơ chung lại khá phổ biến. Điển hình cho nhóm này có các chi Euglena thuộc ngành Tảo mắt,

chi Scenedesmus thuộc ngành Tảo lục, các chi Oscillatoria, Anabaena, Merismopedia, Micosystis thuộc Vi khuẩn lam. Tại hạ lưu sông, do ảnh

hưởng của thủy triểu cịn xuất hiện các nhóm lồi đặc trưng cho khu vực nước lợ, mặn ven biển như các chi Gyrosigma, Pleurosigma, Rhyzossolenia,

Coscinodiscus, Chaetoceros thuộc ngành Tảo Silic; chi Oscillatoria thuộc

ngành Vi khuẩn lam.

3.2.4.3. Thực vật bám đáy

Thực vật bám đáy là nhóm thực vật sống bám trên các giá thể ở đáy như ở mặt đá tảng hoặc tạo thành các màng thực vật trên đáy cát bùn. Nhóm thực vật đáy này gọi là periphyton, thực chất là một tập hợp của nhiều quần thể tảo và tùy thuộc vào từng dạng mà là tảo dạng sợi (dạng bùi nhùi, dạng khảm dày bám trên mặt đá hoặc trên nền đáy cát, bùn) và tảo đơn bào (dạng màng mỏng bám trên mặt đáy đá) thuộc các ngành tảo silic, vi khuẩn am và tảo lục. Ngồi ra, cịn có nhóm thực vật bám mặt đá là rêu. Quần xã rêu thường phát triển ở vùng ven bờ nơi có độ ẩm cao. Nhìn chung, các nhóm thực vật bám ở đáy thường phát triển ở các suối, sông vùng thượng lưu, đặc biệt tại các sinh cảnh là thác, ghềnh, bãi đá và là nguồn thức ăn rất quan trọng cho các nhóm ấu trùng cơn trùng ở nước, các loài thân mềm tại các kiểu nơi cư trú của vùng đầu nguồn. Bởi vậy, tại các nơi có nhiều thực vật bám đáy, thường thấy các quần thể ốc, ấu trùng côn trùng ở nước phát triển phong phú.

3.2.4.4. Động vật nổi (Zooplankton)

Động vật nổi là nhóm sinh vật dị dưỡng, là khâu thứ hai trong chuỗi thức ăn tự nhiên của thủy vực. Cũng như thực vật nổi, thành phần và sinh khối động vật nổi là chỉ thị tốt cho các đặc tính sinh thái và mơi trường nước tại thủy vực. Các kết quả phân tích vật mẫu thu được chuyến khảo sát ở sông Hồng – Thái Bình trong năm 2008, đã xác định lồi động vật nổi thuộc các nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria), Giáp xác râu ngành (Cladocera), Chân chèo (Copepoda), Giáp xác Harpacticoida, Có bao (Ostracoda) và nhiều ấu trùng các nhóm khác nhau. Số lượng các loài đã biết như trên cịn thấp hơn

so với thực tế có được. Thành phần lồi động vật nổi hầu hết là các loài phân bố rộng bao gồm cả các loài nước ngọt và nước lợ. Trong các loại hình thủy vực, sơng có thành phần lồi động vật nổi phong phú nhất. Các nhóm động vật nổi nước lợ, mặn chỉ thấy xuất hiện ở vùng cửa sông.

Qua khảo sát thực tế và tham khảo tài liệu cho phép xác định được 23 loài, 12 họ, 5 bộ, thuộc 2 ngành là ngành Giun tròn (Nematheminthes) và ngành Động vật chân khớp (Arthropoda) (phụ lục IV.2) được phân bố như sau:

Bảng 17: Thành phần lồi động vật nổi sơng Hồng

Ngành Số bộ % Số họ % Số loài % Ngành Giun tròn (Nemathelminthes) 1 25 2 28,6 4 17,4 Ngành Động vật chân khớp (Arthropoda) 3 75 5 71,4 19 82,6 Tổng 4 100 7 100 23 100 3.2.4.5. Động vật đáy

Theo báo cáo “Nghiên cứu, phân tích, đánh giá dữ liệu về nhóm các lồi sinh vật đáy trên hệ thống sơng Hồng-sơng Thái Bình tại các điểm khảo sát ĐDSH” của tác giả Hồ Thanh Hải, Cao Thị Kim Thu, 2009 thuộc đề tài “ Nghiên cứu xác định dịng chảy mơi trường của hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình và đề xuất các biện pháp duy trì dịng chảy mơi trường phù hợp với các yêu cầu phát triển bền vững và tài nguyên nước (KC08.22/06-10)” cho thấy:

Thành phần và số lượng loài

Đã xác định được 9 loài thuộc 6 họ, 3 lớp và 2 ngành (phụ lục số IV.3) được phân bố ở bảng 18.

Bảng 18: Thành phần ĐVĐ sông Hồng

Ngành Số lớp % Số họ % Số loài %

Thân mềm (Mollusca) 2 66,7 4 66,7 7 77,8

Tổng 3 100 6 100 9 100

Các lồi phân bố khơng đồng đều ở 2 ngành. Ngành Chân khớp (Arthropoda) có 2 lồi chiếm 22,2%, chiếm ưu thế là ngành Thân mềm (Mollusca) có 7 lồi chiếm 77,8%. Trong ngành Thân mềm thì chiêm ưu thế là lớp Chân bụng (Gastropoda) có 5 lồi chiếm 55,6% tổng số lồi động vật đáy và 71,4% tổng số loài của ngành Thân mềm. Không chỉ chiếm đa số về số lượng lồi mà nhóm Chân bụng còn chiếm ưu thế về số lượng và khối lượng các cá thể thu được, trong đó nhóm Chân bụng ln có số lượng lồi nhiều nhất và kéo theo đó là số lượng cá thể và sinh khối cũng luôn cao nhất. Nhờ sự chiếm ưu thế về thành phần loài nên khi nghiên cứu trên 11 trạm thu mẫu thì các họ và các giống có số lượng lồi nhiều nhất cũng chỉ tập chung vào hai nhóm của ngành Thân mềm. Các họ có số lượng lồi nhiều là Unionidae và Corbiculae có 5 lồi, tiếp đến là các họ Thiaridae và Viviparridae đều có 4 lồi, các họ cịn lại chỉ có từ 1-3 lồi. Giống có số lượng lồi nhiều nhất là Corbicula có 5 lồi, tiếp đến là các giống Caridina có 3 lồi, các giống cịn lại chỉ có từ 1 đến 2 lồi. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng cấu trúc quần xã sinh vật sống đáy trên sông Hồng đang biến động rất mạnh, thể hiện ở sự chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về thành phần lồi cũng như số lượng của nhóm động vật thân mềm.

Các lồi ĐVĐ thường xun bắt gặp trên sơng Hồng cũng chủ yếu là các lồi thuộc nhóm Thân mềm (Mollusca) như Angulyagra polyzonata và Sinotaia aeruginosa (họ Viviparidae), Melanoides tuberculatus (họ

Thiaridae), Corbicula cyreniformis và Corbicula moreletiana (họ

Corbiculidae). Các lồi này đều có phân bố rộng. Trong số 5 lồi kể trên thì trạm Sơn Tây (Hà Nội) gặp 4 loài là: Angulyagra polyzonata, Sinotaia aeruginosa, Corbicula moreletiana, Melanoides tuberculatus

Đáng lưu ý trong thành phần lồi ĐVĐ của sơng Hồng tại Hà Nội hiện biết thì đều là các lồi thủy sản có giá trị kinh tế (làm thức ăn cho vật nuôi và

con người) như: Angulyagra polyzonata, Sinotala aeruginosa, Macrobrachium hainanense

Số lượng và mật độ

Trung bình mật độ động vật đáy sông Hồng trong năm 2008 dao động từ 1 – 22 con/m2

; trung bình là 11con/m2.. Qua đó cho thấy, mật độ ĐVĐ trên sông Hồng là thấp so với các thủy vực nước chảy. Các loài ĐVĐ tại Hà Nội đều là những lồi có số lượng và mật độ cao nhất trên sông Hồng là:

Angulyagra polyzonata 20 con/m2, Melanoides tuberculatus 13 con/m2,

Sinotaia aeruginosa 10 con/m2, Macrobrachium hainanense 8 con/m2,

Corbicula moreletiana 7 con/m2. Như vậy chỉ có duy nhất lồi ốc

Angulyagra polyzonata có mật độ 20 con/m2, tất cả các lồi cịn lại đều có mật độ thấp dưới 20 con/m2. Qua đó có thể thấy rằng, mật độ động vật đáy của sông Hồng là không cao so với các thủy vực nước chảy.

Sinh khối

Sinh khối thể hiện năng suất của thủy vực, sinh khối càng cao chứng tỏ năng suất của thủy vực lớn. Sinh khối còn cho thấy tiềm năng của vực nước. Trung bình sinh khối ĐVĐ trên sông Hồng dao động từ 1.47-62.40 g/m2, trung bình là 24.29g/m2, giá trị sinh khối này là không cao so với các thủy vực nước chảy. Trạm khảo sát trên sông Hồng tại Sơn Tây (Hà Nội) có trung bình sinh khối dưới 50g/m2 (chỉ có 2 trạm (Phú Lương – Hải Dương và Đị Quan – Nam Định) có sinh khối trung bình trên 50g/m2

)

Các lồi ĐVĐ ở sơng Hồng tại Hà Nội đều là những lồi có sinh khối cao như Pomacea canaliculata: 42,13g/m2, Angulyagra polyzonata:

30,67g/m2, Sinotaia aeruginosa :13,67g/m2, Corbicula moreletiana: 7,47

g/m2. Trong số đó, có rất nhiều lồi trai, hến thường được khai thác làm thứ ăn cho con người và vật ni. Ngồi ra, một vấn đề đáng chú ý là loài Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) loài ngoại lai gây hại cho cây trồng lại

đóng góp một phần đáng kể vào sinh khối của động vật đáy trên sơng Hồng.

Nhóm các lồi cá được coi là thành phần sinh vật quan trọng nhất về khoa học (sinh vật chỉ thị, đặc trưng.. ) cũng như về giá trị kinh tế của HST sông.. Nghiên cứu ĐDSH ở HST dưới nước khơng thể bỏ qua nhóm các lồi cá. Sông Hồng đã được nghiên cứu rất sớm về các lồi cá nhưng khơng liên tục, gần đây coi như không nghiên cứu.

Theo báo cáo “Nghiên cứu, phân tích, đánh giá dữ liệu về nhóm các lồi cá trên hệ thống sông Hồng-sơng Thái Bình tại các điểm khảo sát ĐDSH” của tác giả Mai Đình Yên, 2009 thuộc đề tài “ Nghiên cứu xác định dịng chảy mơi trường của hệ thống sơng Hồng- sơng Thái Bình và đề xuất các biện pháp duy trì dịng chảy mơi trường phù hợp với các yêu cầu phát triển bền vững và tài nguyên nước (KC08.22/06-10)” cho thấy:

Đã xác định được 63 loài cá khác nhau, thuộc 21 họ, 2 bộ phân bố ở sông Hồng tại Hà Nội (Phụ lục số V.4 ). Số lượng và tỷ lệ các loài phân bố trong các họ được thể hiện ở bảng 19.

Bảng 19: Thành phần các lồi cá sơng Hồng Họ Số loài % Họ Số loài % Họ Elopidae 1 1.6 Họ Pristigas teridae 1 1.6 Họ Clupaidae 1 1.6 Họ Engraulidae 1 1.6 Họ Salangidae 1 1.6 Họ Cyprinidae 34 54.0 Họ Bagidae 5 7.9 Họ Clariidae 1 1.6 Họ Balitoridae 1 1.6 Họ Sisoridae 1 1.6 Họ Ariidae 3 4.8 Họ Mugilidae 1 1.6 Họ Channidae 2 3.2 Họ Serranidae 2 3.2 Họ Carangidae 1 1.6 Họ Anabantidae 1 1.6 Họ Eleotridae 1 1.6 Họ Gobiidea 2 3.2 Họ Cynoglossidae 1 1.6 Họ Mastacemblidae 1 1.6 Họ Tetraodontidae 1 1.6 Tổng 63 100

Qua bảng trên ta thấy họ Cyprinidae có 34 lồi chiếm 54% tổng số loài, đây là họ chiếm ưu thế trong danh lục các lồi cá tại sơng Hồng, cao hơn hẳn so với 58 họ khác chỉ có 1 lồi chiếm 1,6%. Có 3 họ có 2 lồi là họ Gobiidea, họ Serranidae, họ Channidae chiếm 3,2% tổng số lồi, 1 họ có 3

lồi là họ Ariidae chiếm 4,8% tổng số lồi, 1 họ có 5 lồi là họ Bagidae chiếm 9% tổng số loài.

Số lượng các loài cá đã thu được mẫu tại tất cả hệ thống sông Hồng (địa phận Hà Nội) đến nay đã xác định được là 63 loài. Như vậy là tỷ lệ các loài cá sống ở đây trên tổng số các loài cá nước ngọt ở Bắc Việt Nam 241 là 1/4. Tuy chỉ chiếm 25% nhưng đây chỉ mới xét trên địa bàn của một thành phố. Rõ ràng khu hệ cá ở đây là vô cùng quan trọng, đại diện cho khu hệ cá nước ngọt Bắc Việt Nam.

Trong 63 loài cá ghi nhận được sơng Hồng có 9 lồi q hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007. Danh sách và mức độ quý hiếm của các loài được ghi tại bảng 20.

Bảng 20: Danh lục các lồi cá q hiếm tại sơng Hồng

STT Tên khoa học SĐVN/2007 Ghi chú

1 Elops saurus VU 2 Macura reevesii EN 3 Clupenodon thirssa EN 4 Tor brevifilis VU 5 Elopichthys bambusa VU 6 Ochetobius elongatuy VU 7 Hemibagrus elongatus VU 8 Bcigarius bagarius VU 9 Ophiocephalus maculatus EN Ghi chú

-VU: Sẽ nguy cấp, EN: Nguy cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu đa sạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố hà nội (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)